Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các hình thức dạy học khoa học xã hội ở TH: Học ngoài thiên nhiên, thực…
Các hình thức dạy học khoa học xã hội ở TH: Học ngoài thiên nhiên, thực địa.
Khái niệm
Là cách thức sử dụng phương pháp học tập bên ngoài lớp học để thúc đẩy giáo dục về sự phát triển bền vững. Dạy học ngoài trời là hình thức tổ chức dạy học sinh động, tạo hứng thú học cho HS. Thông qua việc quan sát thiên nhiên, HS thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
Vai trò
Giúp HS quan sát trực tiếp các đối tượng học tập mà không có loại đồ dùng dạy học, hoặc lời miêu tả của GV có thể sánh được về mặt trực quan, từ đó hình thành cho các em biểu tượng cụ thể, sinh động về thế giới TN-XH xung quanh.
Lưu ý
GV nên tìm hiểu rõ địa điểm dạy học. Nên chọn những địa điểm gần trường vì thời gian tiết học có hạn.
GV cần tìm hiểu kĩ hiện trường tiết học, cần chuẩn bị tốt giáo án cho phù hợp với dạy ngoài lớp học.
GV dự kiến các yếu tố thời tiết tại thời điểm diễn ra tiết học (nắng, mưa,...) để chủ động trong kế hoạch dạy học.
Môi trường học tập phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của HS (không nóng, gió lạnh,...) và nề nếp học tập chung của trường.
GV nên tìm hiểu kĩ địa điểm dạy học, nên chọn những địa điểm gần trường vì thời gian có hạn.
Các giai đoạn học tập thực địa
Giai đoạn 1: Trước khi đi thực địa
Xem lại kiến thức và kĩ năng cần thiết
Tuân thủ theo theo mọi quy định yêu cầu chính thức
Thông báo cho học HS, phụ huynh về mục đích, chi phí và sắp xếp cho chuyến đi.
Đăng kí địa điểm thực tế và chuẩn bị phương tiện.
Thăm quan địa điểm thực địa và lên kế hoạch các hoạt động.
Thông báo tóm tắt về chương trình cho các diễn giả được mời.
Hoàn thành ma trận phân tích rủi ro.
Tổng hợp danh sách học sinh, địa chỉ và số điện thoại liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
Giai đoạn 2: Trong khi đi thực địa
Hỗ trợ học sinh khi cần thiết
Khuyến khích học sinh tư duy phân tích bằng cách đặt các câu hỏi, tại sao, như thế nào.
Giai đoạn 3: Sau khi đi thực địa
Hướng dẫn học sinh tới các nguồn thông tin để kiểm chứng những phát hiện của các em
Đánh giá toàn bộ hoạt động – bao gồm cả việc tổ chức chuyến đi và kết quả học tập thu được.
Cung cấp thêm thông tin khi có sự yêu cầu
ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Thích hợp ho việc sử dụng các PPDH (quan sát thiên nhiên, các trò chơi,...) dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho HS
Giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp thông qua các phương tiện dạy học. HS sẽ hình thành các biểu tưởng rõ ràng về thế giới TN - XH xung quanh.
Các em vừa nâng cao hiệu quả quan sát và tích lũy được nhiều tài liệu qua tri giác làm cơ sở cho tư duy
HS có điều kiện gần gũi, hiểu biết thêm về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường xung quanh
Là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường. Đồng thời hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau.
HS nâng cao kĩ năng: Tư duy và phản biện, giao tiếp, lãnh đạo, kĩ năng ứng xử trong các tình huốn
Nhược điểm
Môi trường có thể tác động đến kết quả học tập, sức khỏe của GV và HS
GV khó có thể quản lí tốt HS
GV và HS mất nhiều thời gian để di chuyển và ổn định lớp. Ảnh hưởng đến kết quả của tiết học
Tốn chi phí ăn, ở, đi lại với những địa điểm xa
Ví dụ
Bài 5: Chiến thằng Bạch Đằng do Ngô Quyền
lãnh đạo - Lịch sử lớp 4
Trong quá trình thực địa
HS nghe giới thiệu về bãi cọc Bạch Đằng
HS quan sát tìm hiểu về bãi Bạch Đằng và ghi chép những thông tin cần thiết
Sau quá trình thực địa
HS viết báo cáo thu hoạch ( có thể trình bày dưới nhiều hình
thức)
GV cung cấp thêm thông tin về các bãi cọc khác
Lên kế hoạch thực địa
Mục đích: HS hiểu hơn về chiến thắng Bạch Đằng
Địa điểm: Bãi cọc Bạch Đằng - Hải Phòng
thời gian : sáng chủ nhật
Thông báo kế hoạch thực địa cho HS, PH
Lên DS HS đi thực địa
Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết
Đánh giá trong dạy học KHXH ở TH.
Công cụ đánh giá
Công cụ để kiểm tra viết bằng câu hỏi tự luận
Câu hỏi tự luận
Câu hỏi tự luận đòi hỏi câu trả lời là câu hoàn chỉnh, một đoạn viết theo yêu cầu hoặc một bài tự luận
Ví dụ : VÌ sao nước ô nhiễm ? Nêu cách bảo vệ nguồn nước
Đề bài tự luận được trình bày đầy đủ vớii hai phần chính : phần câu hỏi và phần yêu cầu
Không thể kiểm tra đầy đủ các nội dung trong chủ đề hay trong bài học cần kết hợp với câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm dạng lựa chọn đúng sai
Ưu điểm
Mất ít thời gian cho mỗi câu => khả năng bao quát chương trình lớn hơn
Dễ xây dựng
Hạn chế
Độ chính xác không cao ( tỉ lệ đoán mò là 50%)
Dùng để kiểm tra mức độ biết và hiểu đơn giản
Gồm 2phần
Phần 1 : là "lệnh" và câu hỏi hoặc một phát biểu, còn gọi là phần đề
Phần 2: là các câu trả lời cho trước để lựa chọn đúng -sai , đồng ý-không đồng ý, nên-không nên, hoặc đánh dấu X vào ô trống, khoanh tròn trước câu trả lời đúng
Lưu ý
Không nên trích nguyên văn các câu trong SGK
Đảm bảo tính đúng sai là chắc chắn
Chọn câu dẫn nào mà hs trung bình khá nhận ra ngay là đúng hay sai
Trách dùng những cụm từ : tất cả, không bao giờ, không một ai, đôi khi,... => câu mà hs dễ dàng chọn được
Không nên bố trí câu đúng bằng số câu sai, không nên sắp đặt các câu đúng theo một trật tự có tính chu kì
Trắc nghiệm dạng đối chiếu cặp đôi
Ưu điểm
Dễ xây dựng
Có thể hạn chế sự đoán mò bằng cách làm cho số lượng thông tin ở 2 cột không bằng nhau
Lưu ý
Thông tin ở 2 cột không nên bằng nhau => tăng sự cân nhắc khi lựa chọn
Dãy thông tin không quá dài,nên cùng thuộc một loại, có liên quan đến nhau
Gồm 2 phần
Phân 1 : phần yêu cầu( phần dẫn)
Phần 2 : phần thông tin ở 2 cột( câu lựa chọn để ghép)
Yêu cầu
Lựa chọn yếu tố tương đương hoặc có sự tương đương của mỗi cặp thông tin từ cột này với cột kia. Giữa các cặp từng hai cột có mối liên hệ trên một cơ sở đã định .
Hình thức đối chiếu
Đối chiếu hoàn toàn ( số lượng thông tin ở hai cột bằng nhau)
Đối chiếu không hoàn toàn ( số lượng thông tin ở hai cột không bằng nhau)
Khái niệm
Là quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của nhười học hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở các thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra.
Vai trò, ý nghĩa
Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS đối chiếu với yêu cầu của chương trình.
Có ý nghĩa công khai hóa các nhận định về năng lực học tập của mỗi HS trong từng môn học.
Thu thập thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS trong học tập => GV đánh giá kết quả học tập của HS.
giúp GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó điều chỉnh và không ngừng phấn đấu
Định hướng đổi mới
Yêu cầu của việc kiểm tra- đánh giá
Đổi mới mục tiêu đánh giá
Xác nhận kết quả học tập các môn học ở từng kì, từng năm, từng giai đoạn trong quá trình học tập của học sinh theo từng nội dung học tập được quy định trong chương trình tiểu học và trong quy định về trình độ chuẩn của môn học
Đổi mới nội dung đánh
Bao gồm đầy đủ những nội dung học tập các môn học được quy định trong ctr tiểu học và trong quy định về độ chuẩn của môn học
Đề kiểm tra và đề thi không chỉ thể hiện đủ các tiêu chí về kiến thưc và kĩ năng mà phải thể hiện đúng mức độ của các kiến thức, kĩ năng thái độ học tập mà trình độ chuẩn đã quy định
Đổi mới cách đánh giá
Kết quả học tập của hs được đánh giá bằng nhận xét( Môn Tự nhiên và Xã hội) và đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét ( môn Khoa Học, Lịch Sử và Địa Lí)
Bên cạnh hình thức đánh giá mang tính đồng loạt , giáo viên đã chú ý tới đánh giá từng các nhân hs.Cách đánh giá này làm sáng tỏ kết quả và năng lực học tập của từng cá nhân
Đổi mới công cụ đánh giá
Có nhiều loại, mỗi loại chiếm ưu thế riêng trong việc kiểm tra,đánh giá từng lĩnh vực nội dung học tập. Các môn học về tự nhiên và xã hội thường được sử dụng phổ biến hai công cụ đánh giá là đề kiểm tra viết, trong đó sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận,hoặc phối hợp cả hai loại câu hỏi và các mẫu quan sát thường xuyên hoặc định kì
Đề cao tính toàn diện:coi trọng cả 3 mặt: kiến thức kĩ năng, thái độ
Kĩ năng
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống
Ứng xử phù hợp với với các vấn đề về sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng
Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản và gần gũi với đời sống, sản xuất
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm tòi thông tin để giải đáp, diễn giải những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ...
Phân tích, so sánh để rút ra dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên
Quan sát các sự vật, hiện tượng; thu thập tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lí từ các nguồn khác nhau.
Phân tích, so sánh và đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lí
Thái độ
Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng
Yêu thiên nhiên, con người đất nước, yêu cái đẹp, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh và các di sản văn hóa.
Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời
Kiến thức
Đề cao tính đa dạng hệ thống
Tính đa dạng Đánh giá bằng nhiều cách khác nha,
Kiểm tra viết
Tự luận
Trắc nghiệm
tính hệ thống
Thông qua nhiều lần kiểm tra đánh giá với nhiều cách, nhiều công cụ khác nhau
Đề cao vai trò động viên, khuyến khích
Nhấn mạnh vào mặt làm được, mặt thành công của học sinh giúp học sinh coi đó là cơ sở, tiền đề quan trọng để sữa chữa lỗi của mình và phấn đấu vươn lên trong học tập
Đề cao tính tự lực
Tạo cơ hội để học sinh tự đánh giá bản thân mình và đánh giá lẫn nhau
Ví dụ
Cho học sinh nhận xét câu trả lời của bạn, bài làm của bản thân và của học sinh khác
cho học sinh làm việc với phiếu học tập
tăng thêm lòng tự tin và biết cách kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn do giáo viên đưa
Đề cao tính sáng tạo
Yêu cầu học sinh so sánh các sự vật hiện tượng để các em phải cân nhắc kĩ lưỡng đặc điểm của từng sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống và khác nhau của chúng
Khuyến khích học sinh tìm ra ví dụ mới, minh hoạ hay lời giải thích khác với giáo viên hoặc sách giáo khoa
Đặt ra những câu hỏi mang tính tổng hợp, yêu cầu học sinh tập hợp nhiều chi tiết trong một bài học hoặc nhiều bài học mới trả lời được
Đánh giá, nhận xét
Khái niệm:
Là GV đưa ra những phân tích hoặc những phán đoán về học lực của HS bằng cách sử dụng các nhận xét được rút ra từ việc quan sát các hành vi và sản phẩm học tập của HS theo những tiêu chí được hoc trước. Là mô hình đánh giá thông qua tiêu chí, tiêu chuẩn.
Đánh giá thông qua các tiêu chí
Không so sánh mức độ thể hiện của HS này với HS khác
Các tiêu chí là cơ sở đánh giá thành công và tiến bộ trong học tập của HS
Hoạt động học tập của HS được so sánh với các yêu cầu học tập cố định, xác định rõ những điều HS cần biết, cần hiểu và có thể làm
Các tiêu chí xác định yêu cầu cơ bản hay sản phẩm cụ thể cần đạt trong quá trình học tập
Đánh giá động viên
Khái niệm
Là sử dụng điểm số, nhận xét hoặc phương tiện khác kích thích tinh thần ,cảm xúc của hs => thôi thúc hs thực hiện nhiệm vụ kế tiếp tốt hơn, với sự phấn đấu cao hơn, cách tác động làm nảy sinh " những suy nghĩ tích cực" và " suy nghĩ cần thiết " cho hs.
Tác dụng
Đối với HS
Giúp các em tập trung tâm trí vào những điều mình có thể kiểm soát được
Giúp hs bình tĩnh hơn, vui vẻ hơn
Đối với lớp học
Góp phần tạo nên không khí học tập thoải mái lạc quan và tích cực => tạo nền móng cho sự phấn đấu cũng như sự thành công của hs trong học tập
Đánh giá bằng điểm số
Thang điểm
Là một tập hợp các mức điểm liền nhau theo trật tự số từ cao đến thấp hay ngược lại.Trong thang điểm, đi kèm với mỗi mức điểm là phần miêu tả những tiêu chí tương ứng cho từng mức điểm
Điểm số
Một chứng cứ xác định trình độ học vấn của hs
Thúc đấy hs học tốt hơn , ngày càng thành công hơn
Là kí hiệu phản ánh trình độ học lực và phẩm chất của hs
Diễn giải ý nghĩa của điểm số,giáo viên cần:
Xác định mục đích của đánh giá : xác định kiến thức , kĩ năng, thái độ, hay năng lực nào cần đánh giá
Khái niệm
Góp phần tạo nên không khí học tập thoải mái lạc quan và tích cực => tạo nền móng cho sự phấn đấu cũng như sự thành công của hs trong học tập
Phương tiện dạy học KHXH ở tiểu học: tranh ảnh, mô hình, video, SGK, phim tư liệu.
Tranh ảnh
khái niệm
Là những tranh vẽ hay ảnh chụp được sử dụng làm phương tiện
dạy học
Bao gồm những ảnh chụp và hình vẽ hoặc tranh ảnh trong sách
báo, tạp chí,..được sử dụng làm phương tiện dạy học.
tác dụng
Gợi sự chú ý, ham thích
Giới thiệu môn, bài học mới
cách sử dụng
hướng dẫn HS tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng
trong tranh
Tạo cho HS có điều kiện quan sát tỉ mỉ
hướng dẫn hs quan sát kĩ bằng các câu hỏi định hướng
HS báo cáo kết quả mà mình quan sát được
phân loại
Phân chia theo nguồn gốc
tranh vẽ hoặc ảnh chụp
tranh ảnh có sẵn trong sgk hoặc tranh ảnh sưu tầm
Phân chia theo nội dung
tranh về chủ đề môi trường
tranh về chủ đề gia đình
ví dụ
bài Không chơi các trò chơi nguy hiểm ( Sách TNXH LỚP 3)
Tên các trò chơi trong tranh
Bức tranh vẽ gì?
Cho hs quan sát tranh và hỏi
Trong đó trò chơi nào nguy hiểm? Tại sao trò chơi đó nguy hiểm ?
em khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
phim tư liệu
Công dụng
Xem phim tư liệu, lịch sử sẽ đưa các em trở về với quá khứ,được sống trong thời khắc, giai đoạn cụ thể của lịch sử dân tộc, tránh sai lầm trong việc hiện đại hóa lịch sử, hoặc chỉ biết lịch sử qua các trang sách, những sự kiện, số liệu khô khan.
Giúp học sinh tái hiện được những sự kiện lịch sử trong xã hội, hình dung được những gì diễn ra trong quá
khứ.Tạo điều kiện cho học sinh phối hợp nhiều giác quan, hiệu quả giờ học cao hơn. Rút ngắn thời gian vì phim có thể thay thế phần lớn những lời mô tả và giải thích của giáo viên
Khái niệm
Phim tư liệu là một trong những nguồn tài liệu rất thiết thực và bổ trợ cho học lịch sử. Thông qua xem phim tư liệu các em sẽ có nhìn nhận về lịch sử một cách chính xác và cụ thể. Xem phim tư liệu không chỉ cung cấp kiến thức mà còn mang lại cho các em nhiều cảm xúc, tình cảm.
Ví dụ
lịch sử lớp 5 bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
Trước khi vào bài mới Gv cho học sinh xem đoạn phim tài liệu giới thiệu về chuyến đi tìm đường cứu nước của Bác tại bến cảng Nhà Rồng
SGK
khái niệm
là tài liệu chính có tác dụng cụ thể hóa chương trình giáo dục, đảm bảo cung cấp cho học sinh một hệ thống
kiến thức, kĩ năng phù hợp với mục đích và yêu cầu mà các môn học đề ra, là nguồn tri thức quan trọng nhất đối với học sinh.
Phương pháp làm việc
Căn cứ vào biểu tượng trước các câu hỏi ở mỗi bài để
nhận ra các hoạt động học tập
Phần lớn các hình ảnh trong bài là nguồn tri thức nên cần tổ chức cho học sinh quan sát, thực hành, liên hệ thực tế để hiểu bài.
Trong trường hợp có nhiều cách ứng xử trước một tình hống, GV phải hướng dẫn học sinh lựa chọn cách giải quyết tốt nhất
Cuối một số bài, có phần yêu cầu học sinh vẽ hoặc trò chơi, giáo viên nên giúp các em khắc sâu kiến thức và phát triển trí tưởng tượng
thành phần
Hệ thống kí hiệu: Các kí hiệu có vài trò kép: vừa cung cấp thông tin vừa hướng dẫn các hoạt động học tập.
Kênh hình: Gồm tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, bảng số liệu, bảng tổng kết kiến thức,...
Kênh chữ: bao gồm phần thông tin, hệ thống câu hỏi, yêu cầu đối với học sinh. Tỉ lệ giữa kênh chữ và kênh hình thay đổi từ lớp 1 đến lớp 5. Số lượng kênh hình giảm từ lớp 1 đến lớp 5 để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
video
Sử dụng
trong dạy học các môn khoa học lớp 1,2,3
môn lịch sử và địa lý lớp 4,5.
Cách tiến hành
Bước 2 : Hs quan sát và nhận xét
Bước 3 : GV đưa ra nhận xét và kết quả
Bước 1 : GV cho Hs quan sát đoạn video đã chuẩn bị
Khái niệm
Là phương tiện dạy học thuộc nhóm trực quan cung cấp thông
tin , nội dung bài học qua một đoạn video, clip
Ví dụ
BÀI 25: Một số hoạt động ở trường (tt)
Bước 2: HS quan sát và nhận xét
Bước 3: Gv đưa ra nhận xét và kết quả
Bước 1: Gv cho hs quan sát đoạn video đã chuẩn bị về một số họat động ở trường như chào cờ, sinh hoạt tập thể
mô hình
sử dụng
Bước 1: Lựa chọn vị trí đặt mô hình sao cho học sinh ở các vị trí
khác nhau có thể quan sát được dễ dàng
Bước 2 : Giới thiệu cho học sinh mục đích quan sát, chỉ dẫn
cách thức quan sát, những trọng tâm cần quan sát
Bước 3: Quan sát mô hình, trình bày
Bước 4: GV kết luận
chú ý trong việc lựa chọn mô hình
Thích hợp với mục đích học tập và thời gian giảng dạy
Có cần thiết hay không? Hay có thể vận dụng vật thật
Các chi tiết quan trọng có đúng hay không
Mô hình có bền chắc đảm bảo an toàn hay không
khái niệm
Là loại phương tiện thuộc nhóm trực quan hình tượng nhằm cung cấp những kinh nghiệm giả tạo qua việc phản ánh cấu trúc không gian thực của đối tượng nghiên cứu.
Ví dụ
Bài 7 : Cùng khám phá trường học ( sgk Kết nối)
Bước 2: giới thiệu cho học sinh mục đích quan sát, chỉ dẫn cách thức quan sat, những trọng tâm cần quan sát
Bước 3: Quan sát mô hình, trình bày
Bước 1: Lựa chọn vị trí đặt mô hình sao cho học sinh ở các vị trí khác nhau có thể quan sát được dễ dàng
Bước 4: GV kết luận