Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
TỔNG HỢP KIÊN THỨC TIẾNG VIỆT HK2 - Coggle Diagram
TỔNG HỢP KIÊN THỨC TIẾNG VIỆT HK2
CÂU RÚT GỌN
Khái niệm
câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một số thành phần nào đó trong câu, có thể là chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ
Có ba kiểu rút gọn
rút gọn chủ ngữ
VD:Hoa: “Bao giờ cậu về quê”?
Lan: “Ngày mai về”(câu được rút gọn)
Rút gọn vị ngữ
Hoa: “Có những ai tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh?”.
Lan: “Hồng và Huệ”(câu được rút gọn)
Rút gọn cả chủ ngữ vị ngữ
Hoa: “Mấy giờ cậu đi học?”.
Lan: “6 giờ”( câu được rút gọn)
Tác dụng của câu rút gọn
Giúp cho câu văn ngắn, gọn, xúc tích hơn mà vẫn đảm đảo đúng nội dung thông tin truyền đạt
Lược bỏ chủ ngữ giúp câu mang ý nghĩa tổng quát hơn. Từ đó, người nghe sẽ tiếp nhận thông tin được nhanh và chính xác hơn.
Tránh tình trạng trùng lặp từ ngữ của những câu nói trước đó.
rút gọn câu còn có tác dụng nhấn mạnh và người nghe sẽ tập trung vào nội dung chính nhiều hơn.
Những lưu ý khi dùng câu rút gọn
Không phải câu nào cũng có thể rút gọn được. Vì vậy, tùy theo ngữ cảnh và mục đích cụ thể để lược bỏ một số thành phần câu sao cho phù hợp.
Rút gọn câu nhưng vẫn phải đảm bảo đúng nội dung truyền đạt, tránh trường hợp người nghe không hiểu hoặc hiểu sai ý nghĩa câu.
Trong giao tiếp, chỉ nên sử dụng câu rút gọn với những người cùng cấp bậc, cùng trang lứa. Bạn không nên rút gọn câu khi đang giao tiếp với những người thuộc vai trên như ông, bà, cha, mẹ,… vì như vậy thể hiện sự thiếu tôn trong với bề trên.
CÂU ĐẶC BIỆT
Khái niệm
Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
Tác dụng câu đặc biệt
– Câu đặc biệt nhằm bộc lộ cảm xúc của người viết hoặc của nhân vật.
VD:"Sao mà lâu thế"
– Câu đặc biệt nhằm liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
VD:"Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.”
– Câu đặc biệt nhằm xác định thời gian, nơi chốn.
VD:“Một đêm mùa xuân
– Câu đặc biệt với mục đích gọi đáp.
VD:"Bác ơi"
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
Khái niệm
là một phép biến đổi câu mang tính chất mở rộng câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, cách thức, phương tiện, mục đích của sự việc diễn ra nêu trong câu.
Đặc điểm của trạng ngữ
– Trạng ngữ là một thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu.
Trạng ngữ thường trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
Ý nghĩa của trạng ngữ
Chỉ nơi chốn
Từ nhận diện :Dưới, ở trên, trong, ngoài, sau,
Chỉ thời gian
Từ nhận diện: Từ, hồi, năm, ngày, khoảng
Chỉ nguyên nhân
Từ nhận diện:, Vì,do, tại,
Chỉ mục đích
Từ nhận diện: Để, nhằm, …
Chỉ phương tiện
Từ nhận diện:Bằng, với, …
Chỉ cách thức
Từ nhận diện:Với, như, …
Tác dụng của việc thêm trạng ngữ cho câu
Thêm trạng ngữ giúp xác định rõ hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc được nêu trong câu, góp phần giúp người nghe, người đọc hiểu rõ nội dung câu một cách đầy đủ, chính xác
giúp liên kết các câu, các đoạn trong đoạn văn hoặc bài văn giúp nó được diễn đạt một cách mạch lạc
giúp mở rộng câu, làm cho nội dung câu trở nên phong phú, đầy đủ và chính xác.
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Khái niệm
Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác, vật khác.
VD:Vào năm ngoái, những người công nhân đã xây dựng xong cây cầu này.
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
VD:Vào năm ngoái, cây cầu này đã được xây dựng xong bởi những người công nhân.
Có hai cách chuyển câu chủ động thành bị động:
Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ bị và được vào sau từ (cụm từ) ấy.
VD: Con ngựa bạch được người ta buộc bên gốc đào
Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ, biến từ chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận bắt buộc trong câu.
VD: Con ngựa bạch buộc lên gốc cây đào
Tác dụng của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Việc chuyển đổi câu chủ động, thành bị động (ngược lại) nhằm mục đích liên kết các câu trong đoạn văn.
Nhấn mạnh đối tượng mình muốn nói tới
DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị (cụm C –V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C – V.