Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Yêu cầu cần đạt trong kĩ năng đọc hiểu - Coggle Diagram
Yêu cầu cần đạt trong kĩ năng đọc hiểu
Văn bản văn học
Lớp 1
Đọc hiểu nội dung
Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể hiện tường minh.
Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của văn bản dựa vào gợi ý, hỗ trợ.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua một số từ ngữ trong câu chuyện dựa vào gợi ý của giáo viên.
Nhận biết được lời nhân vật trong truyện dựa vào gợi ý của giáo viên.
Liên kết , so sánh , kết nối
Liên hệ được tranh minh hoạ với các chi tiết trong văn bản.
Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 10 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Thuộc lòng 4 - 5 đoạn thơ hoặc bài thơ đã học, mỗi đoạn thơ, bài thơ có độ dài khoảng 30 - 40 chữ.
Lớp 2
Đọc hiểu nội dung
Biết nêu và trả lời câu hỏi về một số chi tiết nội dung trong văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?
Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản dựa vào gợi ý.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích được vì sao.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được địa điểm, thời gian, các sự việc chính của câu chuyện.
Nhận biết được hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua ngôn ngữ và hình ảnh.
Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời thoại.
Nhận biết được vần trong thơ.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Thuộc lòng ít nhất 6 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 - 45 chữ.
Lớp 3
Đọc hiểu nội dung
Nhận biết được chi tiết và nội dung chính. Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản với những suy luận đơn giản.
Tìm được ý chính của từng đoạn văn dựa trên các câu hỏi gợi ý.
Hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được điệu bộ, hành động của nhân vật qua một số từ ngữ trong văn bản.
Nhận biết được thời gian, địa điểm và trình tự các sự việc trong câu chuyện.
Nhận biết được vần và biện pháp tu từ so sánh trong thơ.
Nhận xét được về hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình.
Liên hệ so sánh , kết nối
Lựa chọn một nhân vật trong tác phẩm đã học hoặc đã đọc, nêu tình cảm và suy nghĩ về nhân vật đó.
Lựa chọn một nhân vật hoặc địa điểm trong tác phẩm đã học hoặc đã đọc, mô tả hoặc vẽ lại được nhân vật, địa điểm đó.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Thuộc lòng được ít nhất 8 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 60 chữ.
Lớp 4
Đọc hiểu nội dung
Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản.
Tóm tắt được văn bản truyện đơn giản.
Nhận biết được chủ đề văn bản.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại.
Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả.
Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô.
Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch
Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá.
Liên hệ , so sánh , kết nối
Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản.
Nêu được câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích vì sao.
Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong tác phẩm.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Thuộc lòng ít nhất 10 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 80 chữ.
Lớp 5
Đọc hiểu nội dung
Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản. Hiểu được nội dung hàm ẩn dễ nhận biết của văn bản.
Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết. Biết tóm tắt văn bản.
Hiểu chủ đề của văn bản.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được văn bản viết theo tưởng tượng và văn bản viết về người thật, việc thật.
Nhận biết được thời gian, địa điểm và tác dụng của chúng trong câu chuyện.
Hiểu từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hoá trong văn bản.
Liên hệ , so sánh , kết nối
Biết nhận xét về thời gian, địa điểm, hình dáng, tính cách của nhân vật qua hình ảnh trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình.
Tìm được một cách kết thúc khác cho câu chuyện.
Nêu những điều học được từ câu chuyện, bài thơ, màn kịch; lựa chọn điều tâm đắc nhất và giải thích vì sao.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Thuộc lòng ít nhất 10 - 12 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 100 chữ.
Văn bản thông tin
Lớp 1
Đọc hiểu nội dung
Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản về các chi tiết nổi bật trong văn bản.
Trả lời được câu hỏi: “Văn bản này viết về điều gì?” với sự gợi ý, hỗ trợ.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được trình tự của các sự việc trong văn bản.
Hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần gũi với học sinh.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 5 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Lớp 2
Đọc hiểu nội dung
Biết nêu và trả lời được câu hỏi về các chi tiết nổi bật của văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?
Dựa vào gợi ý, trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được một số loại văn bản thông tin đơn giản, thông dụng qua đặc điểm của văn bản: mục lục sách, danh sách học sinh, thời khoá biểu, thời gian biểu, văn bản giới thiệu loài vật, đồ vật hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động.
Nhận biết được trình tự các sự việc, hiện tượng nêu trong văn bản.
Liên hệ , so sánh , kết nối
Nêu được các thông tin bổ ích đối với bản thân từ văn bản.
Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thể hiện qua nhan đề, hình ảnh minh hoạ và chú thích hình ảnh.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Lớp 3
Đọc hiểu nội dung
Trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý?
Tìm được ý chính của từng đoạn trong văn bản.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được một số loại văn bản thông tin thông dụng, đơn giản qua đặc điểm của văn bản: văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2 - 3 sự việc, văn bản giới thiệu một đồ vật, thông báo ngắn, tờ khai đơn giản.
Nhận biết được cách sắp xếp thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian.
Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được những điều học được từ văn bản.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương các văn bản đã học.
Lớp 4
Đọc hiểu nội dung
Nhận biết được những thông tin chính trong văn bản.
Biết tóm tắt văn bản.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản thông dụng, đơn giản và mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó: văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm; thư thăm hỏi, thư cảm ơn hoặc xin lỗi; đơn (xin nghỉ học, xin nhập học); giấy mời, báo cáo công việc.
Nhận biết được bố cục của một văn bản thông tin thông thường: phần đầu, phần giữa (chính) và phần cuối.
Liên hệ , so sánh , kết nối
Nêu được một vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân hay cộng đồng được gợi ra từ văn bản đã đọc.
Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử).
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Lớp 5
Đọc hiểu nội dung
Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu và các thông tin chính của văn bản.
Dựa vào nhan đề và các đề mục lớn, xác định được đề tài, thông tin chính của văn bản.
Nhận biết được mối liên hệ giữa các chi tiết. Biết tóm tắt văn bản.
Đọc hiểu hình thức
Nhận biết được mục đích và đặc điểm của văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu sách hoặc phim; văn bản quảng cáo, văn bản chương trình hoạt động.
Nhận biết được bố cục (phần đầu, phần giữa (chính), phần cuối) và các yếu tố (nhan đề, đoạn văn, câu chủ đề) của một văn bản thông tin đơn giản.
Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian hoặc theo tầm quan trọng.
Nhận biết được vai trò của hình ảnh, kí hiệu hoặc số liệu trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử).
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được những thay đổi trong hiểu biết, tình cảm, cách ứng xử của bản thân sau khi đọc văn bản.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.