Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, . - Coggle Diagram
Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
BÀI 34: Sinh trưởng ở thực vật
Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
Sinh trưởng sơ cấp
Diễn ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm.
Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Các mô phân sinh
Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.
Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.
Mô phân sinh bên
Ở thân, rễ
Giúp thân, rễ tăng đường kính
2 lá mầm
Mô phân sinh lóng
Mắt của thân
Giúp tăng chiều dài của thân
1 lá mầm
Mô phân sinh đỉnh
Giúp thân, rễ tăng chiều dài
1 lá mầm
2 lá mầm
Chồi đỉnh
Chồi nách
Đỉnh rễ
Sinh trưởng thứ cấp
Sinh trưởng thứ cấp là kiểu sinh trưởng làm gia tăng đường kính (bề dày) của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.
Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
a. Các nhân tố bên trong
Đặc điểm di truyền, các thời kỳ sinh trưởng của giống, của loài cây
Ví dụ: Tốc độ sinh trưởng của cây tre nhanh hơn nhiều so với cây lim
Giai đoạn nảy mầm và cây non thì sinh trưởng nhanh, giai đoạn trưởng thành sinh trưởng chậm hơn.
b. Các nhân tố bên ngoài
Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 - 35 độ C.
Hàm lượng nước: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.
Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.
Ôxi: cần thiết cho sinh trưởng của thực vật. Nồng độ ôxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế.
Dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.
Khái niệm
Là quá trình gia tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào
Bài 35: Hoocmôn thực vật
I. Khái niệm,đặc điểmhoocmôn thực vật
Khái niệm:
Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
Đặc điểm của hoocmôn thực vật:
Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Trong cây, hoocmôn được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
Chỉ với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
II.Hoocmôn kích thích
2/ Gibêrelin – GA
Tác động:
Ở mức tế bào: GA kích thích tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng của tế bào.
Ở mức cơ thể: GA kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao, tạo quả không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột.
1/ Auxin (Axit Inđôl Axêtic – AIA)
Nguồn gốc: sinh ra ở đỉnh thân và cành. Auxin có nhiều trong các cơ quan đang sinh trưởng mạnh: hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng…
Tác động:
Ở mức độ tế bào: AIA kích thích sinh trưởng, nguyên phân của tế bào.
Ở mức độ cơ thể: AIA tham gia vào các hoạt động ứng động, hướng động, nảy mầm, nảy chồi, ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thế đỉnh.
Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo được sử dụng làm chất kích thích trong nông nghiệp: kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ…
Auxin nhân tạo không có enzim phân giải nên tích lũy trong nông phẩm gây độc hại cho người và động vật. Do đó không nên dùng auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.
3/ Xitôkinin
Là một nhóm chất tự nhiên và nhân tạo có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào.
Tác động:
Ở mức tế bào: kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.
Ở mức cơ thể: hoạt hóa sự phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô khi có mặt của auxin.
IV. Tương quan hoocmôn thực vật
tương quan giữa hoocmon kích thích và hoocmon ức chế sinh trưởng
tương quan giữa hoocmon kích thích với nhau
.
IV.Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển
Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng
Trong trồng trọt
Kích thích hoặc ức chế hạt nảy mầm bằng hoocmôn
Điều tiết sinh trưởng của cây gỗ bằng cách điều chỉnh ánh sáng của cây theo từng giai đoạn phát triển
Trong công nghiệp rượu bia
Sử dụng hooc môn sinh trưởng gibêrelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.
Ứng dụng kiến thức về phát triển
Kiến thức về tác động của nhiệt độ, quang chu kì được sử dụng trong công tác chọn cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa; xen canh; chuyển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài.
III.Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng và phát triển là những quá trình tương tác lẫn nhau trong chu trình sống của cơ thể thực vật. Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và phát triển lại thúc đẩy sự sinh trưởng.
I, Phát triển là gì ?
Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau : sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả) :
II. Những nhân tố chi phối sự ra hoa
2.Nhiệt độ thấp và quang chu kì
.
Các nhóm thực vật phản ứng với quang chu kì
Cây trung tính ra hoa trong điều kiện ngày dài và ngày ngắn, cả mùa đông và mùa hè. Ví dụ : cà chua, lạc, dưa chuột, ngô…
Cây ngày dài ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ngày, ra hoa vào mùa hè. Ví dụ : sen, thanh long, dâu tây…
Cây ngày ngắn ra hoa khi điều kiện chiếu sáng ít hơn 12h/ngày, ra hoa vào mùa đông. Ví dụ : thược dược, cà phê, chè, cây lúa…
Sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì.
Nhiều loài thực vật chỉ ra hoa, kết hạt sau khi đã trải qua mùa đông giá lạnh. Hiện tượng này gọi là xuân hóa
1.Tuổi của cây
Ở thực vật, điều tiết sự ra hoa theo tuổi không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa
Hoocmôn ra hoa
Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmôn ra hoa (florigen). Hoocmôn này di chuyển từ lá vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa
.