Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Một số loài sinh vật biển - Coggle Diagram
Một số loài sinh vật biển
Bò biển
Đặc điểm
Là loài động vật có vú sống dưới biển, da màu xám.
Bò biển không có nhiều lông. Da nhẵn, chỉ có vài sợi lông rải rác trên mặt da.
Đầu tròn, hai mắt nhỏ, mõm lớn.
Các chi của chúng giống như mái chèo và không có móng.
Một con bò biển trưởng thành dài khoảng 2,7m - 4m, nặng khoảng từ 250 - 300kg. Bò biển con mới đẻ dài khoảng 1m, nặng 20-35kg.
Thức ăn
Là loài ăn thực vât, thức ăn ưa thích là cỏ biển. Hằng ngày chúng phải ăn một lượng cỏ biển rất lớn (khoảng 28-40 kg cỏ biển) mới có đủ năng lượng.
Sinh trưởng
Bò biển mang thai từ 13-15 tháng. Bò biển con được sinh ra dưới nước và bơi lên trên mặt nước để hít thở không khí lần đầu tiên. Bò biển con bú sữa mẹ và sẽ luôn theo mẹ cho đến khi nó được 1 hoặc 2 tuổi. Sau khi sinh, bò biển con cũng mau chóng ăn được cỏ biển. Tuổi trưởng thành của chúng là từ 6-17 tuổi. Mỗi lứa bò biển cách nhau khoảng 3-7 năm.
Là loài có tuổi đời cao. Trong điều kiện môi trường thuật lợi, chúng có thể sống đến 70 năm hoặc lâu hơn thế.
Nơi sống
thích sống tại vùng vịnh nông và rộng, vùng nước ấm, những kênh rạch có rừng ngập mặn bao phủ, những nơi được che kín tại các đảo lớn gần bờ.
được tìm thấy ở các vùng biển trên 37 nước và lãnh thổ dọc từ Tây Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.
Trai tại tượng khổng lồ
Đặc điểm
Có vỏ cứng, dày và có từ 4-7 nếp gấp dọc trên vỏ.
Bên trong lớp vỏ là lớp màng áo gồm nhiều màu. Trong đó có thể có màu nâu đồng, vàng hoặc xanh lá cây. Không bao giờ có hai chú trai tai tượng có cùng một kiểu màu sắc trên màng áo.
Lớp màng áo nối với hai ống dẫn ra môi trường bên ngoài: một ống hút nước vào trong và hấp thụ phù du trôi nổi, ống còn lại đưa nước đã lọc ra bên ngoài.
Thức ăn
đường và protein sản xuất ra từ hàng tỉ cá thể tảo sống trong mô của nó.
Sinh trưởng
là loài lưỡng tính, chúng có cả cơ quan sinh dục đực và cái, nhưng không thể tự thụ tinh. Trai tai tượng khổng lồ đẻ trứng và phóng tinh trùng ra nước và được thụ tinh bởi con trai khác.
Một năm, trai tai tượng khổng lồ có thể sản xuất hàng triệu trứng, nhưng chỉ có một số ít sống sót đến trưởng thành.
Trứng được thụ tinh trôi nổi trong khoảng 12 giờ sau đó phát triển thành ấu trùng, bắt đầu quá trình sản xuất canxi cacbonat hình thành vỏ. Lúc này ấu trùng trai rất nhỏ, chỉ dài khoảng 0.16 milimet. Khoảng một tuần sau, nó có thể đi tìm môi trường sống phù hợp. Các ấu trùng này chưa có tảo cộng sinh nên chúng phụ thuộc vào các sinh vật phù du.
Nơi sống
khi tìm được một rạn san hô phù hợp, chúng sẽ ở đó cả đời.
sống ở nơi nước ấm, có nhiều ánh sáng mặt trời, do đó chúng thường định cư tại vùng đầm nước nông, trên rạn san hô hoặc trên các nền đá dưới biển.
sống nhiều ở khu vực biển Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ở Việt Nam, chúng có thể được tìm thấy ở biển ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa.
Rùa biển
Đặc điểm
là loài thuộc nhóm bò sát, có hình dáng gần giống với rùa trên cạn và các loài rùa nước ngọt hay ba ba.
là loài thuộc nhóm bò sát, có hình dáng gần giống với rùa trên cạn và các loài rùa nước ngọt hay ba ba.
Thức ăn
cỏ biển, sứa biển, cua, các loài thân mềm và hải miên (bọt biển).
Nơi sống
Hầu hết rùa biển đều sống ở khu vực nhiệt đới quanh đường xích đạo, trừ loài rùa da có thể sống ở khu vực ôn đới với nhiệt độ nước biển thấp hơn.
Sống ở các thảm có biển, các rạn san hô và khu vực bờ biển; có thể ngủ trên mặt nước, ở vùng nước sâu hoặc giấu mình trong những tảng đá ở dưới đáy những vùng nước gần bờ.
Sinh trưởng
Giới tính của rùa con được quyết định bởi nhiệt độ của cát biển nơi chúng được sinh ra: dưới 30°C chủ yếu là rùa biển đực, ngược lại trên 30°C là rùa cái.
Rùa biển di cư hàng trăm (đôi khi hàng nghìn) km từ nơi kiếm ăn sinh sống đến bãi đẻ và sau đó quay về. Rùa biển cái bơi qua những ngọn sóng để đẻ trứng trên bờ biển. Chúng chỉ rời khỏi mặt nước lên bờ trong thời kỳ đẻ trứng này. Rùa biển cái đào tổ bằng chi và đẻ khoảng 70-190 trứng. Trứng rùa cần 6-10 tuần để nở, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Chúng chuyển ra sinh sống tại vùng biển sâu cho đến khi nó được 5-10 tuổi. Khi kích thước được khoảng 20 cm – bằng một chiếc đĩa, rùa non mới rời khỏi vùng biển sâu, quay lại vùng biển gần bờ và sống ở các rạn san hô hoặc ở những thảm cỏ biển.
Khi rùa biển đến tuổi trưởng thành, chúng bắt đầu quá trình sinh sản. Cả rùa đực và cái di cư đến bãi biển gần với nơi chúng được sinh ra để sinh đẻ.
Cá ngựa
Nơi sống
Sinh sống nhiều nhất ở khu vực biển Đông Nam Á, Nam Phi và kênh đào Panama, đặc biệt ở các thảm cỏ biển, các rạn san hô, và rừng ngập mặn.
Riêng ở Việt Nam có bốn loài cá ngựa phân bố trên khắp các vùng biển từ Bắc tới Nam.
Thức ăn
Ăn các sinh vật nhỏ khác, một số loài có thể ăn 3000 con tôm biển mỗi ngày
Sinh trưởng
Khi giao phối, con cái đẻ trứng của mình vào túi của con đực, và con đực sẽ phóng tinh trùng và thụ tinh trứng trong cơ thể của mình. Con đực giữ túi trứng này cho đến khi trứng nở, con non phát triển đầy đủ rồi mới phóng những con non ra ngoài môi trường. Quá trình này kéo dài khoảng 45 ngày.
Cá ngựa con được sinh ra chỉ bé bằng một viên kẹo dẻo. Chúng ngay lập tức tìm những chú cá ngựa khác, bám đuôi với nhau và bơi thành nhóm nhỏ.
sống được khoảng từ 1 đến 5 năm, tùy thuộc vào từng giống cá ngựa.
Đặc điểm
Có xương sống ở bên ngoài cơ thể (phần vảy của cá ngựa). Không có dạ dày và răng.
Mõm của nó dùng để hút sinh vật nhỏ và sinh vật phù du ở gần mình.
Có thị lực rất tốt. Mắt chúng có thể hoạt động độc lập với nhau, chẳng hạn một mắt nhìn đằng trước và một mắt nhìn đằng sau.
Di chuyển bằng cách đập một chiếc vây nhỏ trên lưng liên tục với tốc độ khoảng 35 cái/giây. Vây ngực nhỏ ở phía sau đầu có vai trò như bánh lái cho cá ngựa.
Đuôi có khả năng quấn quanh thực vật nhỏ để giữ cho cá ngựa không bị nước cuốn.