Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Kiểm tra, đánh giá trong dạy học Hóa học theo hướng phát triển phẩm chất…
Kiểm tra, đánh giá trong dạy học Hóa học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực
Quan điểm
Thuận lợi
Kiểm tra, đánh giá là một vấn đề quan trọng, vì vậy gần đây nhiều nhà giáo dục,các cấp quản lí đã quan tâm đến vấn đề này.
Thông qua các hội nghị, lớp tập huấn, tinh thần đổi mới đã bắt đầu đi vào thực tế.
Phần lớn các GV ở trường phổ thông đã nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc kiểm tra, đánh giá và ít nhiều có sự cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học.
Đã có những giáo viên, nhà trường tích cực và thu được kết quả tốt trong đổi mới kiểm tra, đánh giá đồng bộ với cố gắng đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa có nhiều và chưa được các cấp quản lí giáo dục quan tâm khuyến khích, nhân rộng điển hình.
Khó khăn và nguyên nhân
Chưa đạt được sự thăng bằng: giáo viên dạy khác nhau nên kiểm tra, đánh giá khác nhau
Thiếu tính khách quan: phần lớn dựa vào các đề thi có sẵn và ép kiến thức của học sinh theo các dạng câu hỏi được ấn định trước trong các đề thi có sẵn.
Thiếu tính năng động: do chưa thiết kế ma trận đề kiểm tra và chưa có thư viện câu hỏi, bài tập nên số lượng câu hỏi kiểm tra rất hạn chế và chủ yếu dựa vào nội dung của các sách bài tập, sách tham khảo, các đề thi tốt nghiệp THPT hay các đề thi vào các trường đại học của các năm trước.
Coi nhẹ kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững bản chất hệ thống khái niệm hoá học cơ bản, các định luật hóa học cơ bản, còn nặng về ghi nhớ và tái hiện.
Chưa chú ý đánh giá năng lực thực hành, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Hầu như ít kiểm tra về thí nghiệm hoá học và năng lực tự học của học sinh.
Chưa sử dụng các phương tiện hiện đại trong việc chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra để rút ra các kết luận đúng.
Ba chức năng của kiểm tra:Ba chức năng này liên kết thống nhất với nhau.
a] Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học, xác định xem khi kết thúc một giai đoạn [một bài, một chương, một học kỳ, một năm...] của quá trình dạy học đã hoàn thiện đến một mức độ và kiến thức về kỹ năng...
b] Phát hiện lệch lạc [theo lý thuyết thông tin] phát hiện ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được mà môn học đề ra đối với HS, qua đó tìm ra những khó khăn và trở ngại trong quá trình học tập của HS... Xác định được những nguyên nhân lệch lạc về phía người dạy cũng như người học để đề ra phương án giải quyết
c] Điều chỉnh qua kiểm tra [theo lý thuyết điều kiện] GV điều chỉnh kế hoạch dạy học [nội dung và phương pháp sao cho thích hợp để loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của HS
Nguyên tắc
Đảm bảo tính chuẩn xác
Điểm số thu nhận từ hoạt động đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh
Mục tiêu và phương pháp đánh giá phải tương thích với mục tiêu và phương pháp giảng dạy
Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường
Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở mức ưu tiên cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá
Đảm bảo tính tin cậy
Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng
Đảm bảo giáo viên được tập huấn về phương pháp chấm điểm, tiêu chí chấm để kết quả đánh giá giữa các giáo viên là tương đồng
Đảm bảo tính công bằng
Lượng kiến thức kĩ năng cần kiểm tra phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh, không chứa hàm ý đánh đố học sinh, giúp học sinh vận dụng phát triển kiến thức và kĩ năng đã học.
Giáo viên tiến hành đánh giá bài làm, sản phẩm của học sinh tuân thủ đúng quy trình, đảm bảo không thiên vị bất kì học sinh nào.
Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá
Đảm bảo tính chân thực
Hoạt động và nội dung đánh giá phản ánh thực tế học tập và sử dụng kiến thức, kỹ năng cần đánh giá của học sinh trong chương trình học.
Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội
Đảm bảo tính thực tế và hiệu quả
Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục
Đảm bảo tính tác động
Kết quả đánh giá có tính ảnh hưởng/tác động tới thực tế giảng dạy của giáo viên, giúp giáo viên đánh giá được hiệu quả của công tác giảng dạy, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của học
Hoạt động đánh giá ảnh hưởng tới thực tế học tập của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực trình độ của mình.
Hoạt động đánh giá có tác động ở phạm vi rộng hơn, giữa gia đình – nhà trường – xã hội; chịu sự ảnh hưởng của những thay đổi về mặt chính sách ở tầm vĩ mô.
Quy trình
Bước 1: Xác định mục tiêu
Cần phân tích được mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá. Đó là các mục tiêu về phẩn chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá
– Cần xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất và năng lực của học sinh;
– Thông qua các phương pháp, công cụ đặc thù cần phải có để thu thập được thông tin hoặc bằng chứng về phẩm chất, năng lực của học sinh.
– Đồng thời, xác định rõ các cách xử lý thông tin và bằng chứng vừa mới thu thập được.
Bước 3: Thực hiện
– Tiến hành xây dựng các bộ câu hỏi, các bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, hay phiếu đánh giá theo các tiêu chí đã định trước.
– Thực hiện theo các yêu cầu, kỹ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế năng đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình
Bước 4: Phân tích, xử lý kết quả
– Tiến hành chấm điểm cho học sinh dựa theo phương pháp định tính, định lượng, …
– Hoặc dựa vào các phần mềm đánh giá kết quả của học sinh.
Bước 5: Phản hồi
– Trước tiên, giáo viên phải tiến hành giải thích các kết quả mà giáo viên đã đưa ra cho học sinh.
– Sau khi giải thích về các đáp án, dựa vào các kết quả vừa thu được ở Bước 4, các giáo viên tiến hành đưa ra những nhận định về sự phát triển của học sinh về năng lực, phẩm chất của họ so với những mục tiêu và yêu cầu cần phải đạt được.
– Đồng thời, giáo viên tiến hành lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Đó có thể là bằng điểm số, cũng có thể bằng nhận định hoặc nhận xét để mô tả phẩm chất, năng lực đạt được, …
– Cũng từ việc thu được kết quả đánh giá của học sinh, lắng nghe ý kiến của học sinh, từ đó sử dụng các phương pháp, ý tưởng để điều chỉnh hoạt động dạy học học, giáo dục nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh một cách tối đa.
Các phương pháp kiểm tra , đánh giá
Phương pháp quan sát
Khái niệm
Là phương pháp đề cập đến việc theo dõi HS thực hiện các hoạt động (quan sát quá trình) hoặc nhận xét một sản phẩm do HS làm ra (quan sát sản phẩm)
Quan sát quá trình: đòi hỏi trong thời gian quan sát, GV phải chú
ý đến những hành vi của HS
Quan sát sản phẩm: HS phải tạo ra sản phẩm cụ thể, là bằng
chứng của sựvận dụng các kiến thức đã học
Các dạng quan sát
Quan sát được tiến hành chính thức và định trước: Đây là loại quan sát mà GV có thời gian để chuẩn bị và xác định trước từng
hành vi cụ thể được quan sát.
Quan sát không được định sẵn và không chính thức: Đây là những quan sát mang tính tự phát, phản ánh những tình huống, khoảnh khắc, sự việc xảy ra thoáng qua không định sẵn mà GV ghi nhận được và phải suy nghĩ diễn giải
Ưu điểm
Giúp cho việc thu thập thông tin của GV được kịp thời, nhanh
chóng
dùng kết hợp với các phương pháp khác sẽ giúp việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện một cách liên tục, thường xuyên và
toàn diện.
Nhược điểm
Khối lượng quan sát không được lớn, khối lượng thu được không thật toàn diện nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin
Chỉ thu được những biểu hiện trực tiếp, bề ngoài của đối tượng
Kết quả phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người
quan sát
Yêu cầu khi sử dụng
Kết quả quan sát phải được phản ánh đầy đủ trong biên bản
Xác định rõ mục đích, nội dung, trình tự quan sát, phương tiện
sử dụng để quan sát
Có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật
vào quá trình quan sát
cần phải được sử dụng phối hợp với các phương pháp khác để
đảm bảo tính chính xác cao
công cụ dùng trong đánh giá
bảng kiểm tra
thang đo
Ghi chép các sự kiện thường
nhật
phiếu đánh giá theo tiêu chí
Phương pháp hỏi -đáp
Khái niệm : Vấn đáp là phương pháp giáo viên đặt câu hỏi và học sinh trả lời câu hỏi, nhằm rút ra những kết luận, những ưi thức mới mà học sinh cần nắm, hoặc nhằm tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức mà học sinh đã học.
Các hình thức vấn đáp
Vấn đáp gợi mở: hình thức giáo viên khéo léo đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sính rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết từ những sự kiện đã quan sát được hoặc những tài liệu đã học được, được sử dụng khi cung cấp tri thức mới.
Vấn đáp củng cố: Được sử dụng sau khi giảng tri thức mới, giúp học sinh củng cố được những tri thức cơ bản nhất và hệ thống hoá chúng: mở rộng và đào sâu những tri thức đã thu lượm được, khắc phục tính thiếu chính xác của việc nắm tri thức.
Vấn đáp tổng kết được sử dụng khi cần dẫn dắt học sinh khái quát hoá, hệ thống hoá những tri thức đã học sau một vấn đề, một phần, một chương hay một môn học nhất định.
Phương pháp này giúp học sinh phát triển năng lực khái quát hoá, hệ thống hoá, tránh nắm bắt những đơn vị tri thức rời rạc - giúp cho các em phát huy tính mềm dẻo của tư duy.
Vấn đáp kiểm tra được sử dụng trước, trong và sau giờ giảng hoặc sau một vài bài học giúp giáo viên kiểm tra tri thức học sinh một cách nhanh gọn kịp thời để có thể bổ sung củng cố tri thức ngay nếu cần thiết. Nó cũng giúp học sinh tự kiểm tra tri thức của mình.
Như vậy là tuỳ vào mục đích và nội dung bài học, giáo viên có thể sử dụng 1 trong 4 hoặc cả 4 dạng phương pháp vấn đáp nêu trên. Ví dụ khi dạy bài mới giáo viên dùng dạng vấn đáp gợi mở, sau khi đã cung cấp tri thức mới dùng vấn đáp củng cố đề đảm bảo học sinh nắm chắc và đầy đủ tri thức. Cuối giờ dùng vấn đáp kiểm tra để có thông tin ngược kịp thời từ phía học sinh.
Ưu nhược điểm của vấn đáp
Ưu điểm
Kích thích tính cực độc lập tư duy ở học sinh để tìm ra câu trả lời tối ưu trong thời gian nhanh nhất.
Bồi dưỡng học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói; bồi dưỡng hứng thú học tập qua kết quả trả lời.
Giúp giáo viên thu tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh gọn kể kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình, mặt khác có điều kiện quan tâm đến từng học sinh, nhất là những học sinh giỏi và kém.
Tạo không khí làm việc sôi nổi, sinh động trong giờ học.
Nhược điểm
Dễ làm mất thời gian ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch lên lớp cũng như mất nhiều thời gian để soạn hệ thống câu hỏi.
Nếu không khéo léo sẽ không thu hút được toàn lớp mà chỉ là đối thoại giữa giáo viên vả một học sinh.
Vấn đề then chốt của phương pháp vấn đáp là vấn đề đặt câu hỏi - đây vừa là một vẩn đề khoa học, vừa là một nghệ thuật. Đề học sinh phát huy được tính tích cực và trả lời đúng vào vấn đề thỉ:
Giáo viên phải chuẩn bị tốt những câu hỏi sẽ đặt ra cho học sinh: xác định rõ mục đích, yêu cầu của vấn đáp, nội dung câu hỏi, dự kiến trả lời, đối tượng sẽ hỏi.
Đặt câu hỏi tốt: nội dung câu hỏi phải chính xác, sát trình độ học sinh, hình thức phải ngắn gọn dễ hiểu.
Hướng dẫn học sinh trả lời tốt: bình tĩnh lắng nghe và theo dõi câu trả lời của học sinh, hướng dẫn tập thể nhận xét bổ sung, rồi giáo viên mới tổng kết, chú ý động viên những em trả lời tốt và có cố gắng phát biểu, dù chưa đúng.
Phương pháp kiểm tra viết
Khái niệm:Là phương pháp kiểm tra trong đó HS viết câu trả lời cho các câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ vào giấy hoặc trên máy tính
yêu cầu khi thực hiện
với dạng tự luận
Câu hỏi cần được diễn đạt rõ ràng, chú ý đến cấu trúc ngữ pháp, chọn từ ngữ chính xác, tránh tăng mức độ khó của câu hỏi
Khi tiến hành tổ chức kiểm tra cần đảm bảo phù hợp về thời gian làm bài,tránh các yếu tố gây nhiễu từ bên ngoài, đảm bảo nghiêm túc khi làm bài
Khi chấm bài cần xác định thang điểm một cách chuẩn xác và chi tiết, nên dự kiến đưa ra một số vấn đề có thể xuất hiện trong bài làm để có cách xử lí và cho điểm
với dạng trắc nghiệm khách quan
câu trắc nghiệm phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung và
cách diễn đạt, đảm bảo các chỉ số của một câu trắc nghiệm khách quan
Khi trắc nghiệm, số lượng bài trắc nghiệm và phiếu trả lời được nhân bản theo số lượng người làm trắc nghiệm, đồng thời cần có các biện pháp chống gian lận khi làm bài thông qua thiết kế bài trắc nghiệm.
công cụ dùng trong đánh giá
bảng kiểm
phiếu đánh giá theo tiêu chí
đề kiểm tra
bài tập
câu hỏi
PP đánh giá qua sản phẩm học tập
Khái niệm: Đây là phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS khi những kết qủa ấy được thể hiện bằng cách sản phẩm như tranh ảnh, clip, chế tạo, bài tập… Như vậy, sản phẩm là các bài làm hoàn chỉnh, được HS thể hiện qua việc xây dựng, sáng tạo, thể hiện ở việc hoàn thành được công việc một cách có hiệu quả.
Ưu điểm:
• Tạo không gian sáng tạo, cơ hội cho HS thể hiện kiến thức và năng lực của mình.
• Thúc đẩy HS học tập một cách trách nhiệm và chủ động.
Nhược điểm:
• GV và HS mất nhiều thời gian trong việc thực hiện sản phẩm và hồ sơ học tập.
• Mang yếu tố chủ quan vì phụ thuộc vào người đánh giá.
PP đánh giá qua hồ sơ học tập
Khái niệm Đánh giá qua hồ sơ là sự theo dõi, trao đổi những ghi chép, lưu giữ của chính HS về những gì các em đã nói, đã làm, cũng như ý thức, thái độ của HS với quá trình học tập của mình cũng như với mọi người… Qua đó giúp HS thấy được những tiến bộ của mình, và GV thấy được khả năng của từng HS, từ đó GV sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp hoạt động dạy học và giáo dục
Yêu cầu
Đánh giá thường xuyên
Đánh giá sản phẩm học tập của HS
Đánh giá qua kết quả hoạt động học tập
Ưu điểm: Tạo không gian sáng tạo, cơ hội cho HS thể hiện kiến thức và năng lực của mình. Thúc đẩy HS học tập một cách trách nhiệm và chủ động.
Nhược điểm:GV và HS mất nhiều thời gian trong việc thực hiện sản phẩm và hồ sơ học tập. Mang yếu tố chủ quan vì phụ thuộc vào người đánh giá.
Các hình thức kiểm tra
Đánh giá định kì
nội dung:ĐGĐK thường xuyên được thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định để đánh giá kết quả học tập của HS
Thời gian:đánh giá giữa kì,cuối kì và cuối năm
ĐốI tượng tham gia:Học sinh THPT
Phương pháp và công cụ :Phương pháp viết với công cụ là bài kiểm tra,trong đó có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận ,hoặc có thể phối hợp cả 2 dạng câu hỏi
Mục đích:Đánh giá định kì phải thỏa mãn các điều kiện phủ được kiến thức, kĩ năng trọng tâm và đảm bảo được đúng mục tiêu và yêu cầu cần đạt đối với nội dung giáo dục được mô tả trong chương trình của một giai đoạn học tập thực hiện đánh giá
Đánh giá thường xuyên
PP và công cụ đánh giá bao gồm các phương pháp kiểm tra viết,hỏi đáp,quan sát,đánh giá qua sản phẩm và đánh giá qua hồ sơ và các loại công cụ là câu hỏi,bài tập,bảng hỏi KWL,...hồ sơ học tập,sản phẩm học tập,...
Nội dung:ĐGTX thực hiện trong tiến trình thực hiện các hoạt động dạy học để cung cấp thông tin phản hồi giúp HS nhận biết được những cái được,chưa được
mục đích :nhằm cải thiện hoạt động dạy học môn Hoá học
Thời điểm: thường xuyên
Đối tượng :Hs THPT
Một số công cụ đánh giá trong dạy học
Câu hỏi và bài tập
Câu hỏi, bài tập tự luận
là câu hỏi, bài tập mà khi làm HS phải tự nêu, trình bày câu trả lời bằng lời văn hay sự mô tả của mình.
Là câu hỏi, bài tập mà khi làm HS phải tự nêu, trình bày câu trả lời bằng lời văn hay sự mô tả của mình.
Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan
là trắc nghiệm là câu hỏi/ bài tập nhỏ có kèm theo câu trả lời sẵn, yêu cầu HS dùng một kí hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời.
được chia thành 4 loại: đúng – sai, điền khuyết hoặc trả lời
ngắn, ghép đôi, nhiều lựa chọn
Bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra, bảng KWL và một số kĩ thuật sử dụng trong kiểm tra, đánh giá
Bảng KWL là một công cụ để thu thập các thông tin khi bắt đầu một nội dung/bài học/chủ đề về những điều HS đã biết, muốn biết (trước khi học), học được (sau khi học).
Bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra gồm một số câu hỏi tự luận yêu cầu câu trả lời ngắn gọn hoặc câu hỏi TNKQ
Bài tập tình huống
đưa ra cho HS dưới dạng một bối cảnh, tình huống chứa đựng một tình huống, vấn đề chưa được giải quyết và đòi hỏi HS phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết hoặc tìm tòi ra kiến thức mới
được sử dụng trong cả đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, trong kiểm tra viết thông qua thảo luận nhóm, làm việc cá nhân hoặc toàn lớp
Bảng kiểm
GV có thể sử dụng bảng kiểm để HS tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng các hành vi hay sản phẩm học tập của mình hoặc GV dùng để quan sát đánh giá
Các bước xây dựng bảng kiểm:
Phân chia những quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc sản phẩm của HS thành những yếu tố cấu thành và xác định những hành vi,đặc điểm mong đợi căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở trên
Trình bày các hành vi, đặc điểm mong đợi đó theo một trình tự để theo dõi và kiểm tra.
Phân tích yêu cầu cần đạt của bài học, chủ đề và xác định các kiến thức, kĩ năng HS cần đạt được.
là một danh sách ghi lại các tiêu chí (về các hành vi, các đặc điểm… mong đợi) có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không.
Thang đánh giá
Có 3 hình thức biểu diễn cơ bản của thang đánh giá
Thang đánh giá dạng số: là hình thức đơn giản nhất của thang đánh giá trong đó mỗi con số tương ứng với một mức độ thực hiện hay mức độ đạt được của sản phẩm.
Thang dạng đồ thị mô tả các mức độ biểu hiện của đặc điểm, hành vi theo một trục đường thẳng.
Thang mô tả là hình thức phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất của thang đánh giá, trong đó mỗi đặc điểm, hành vi được mô tả một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể ở mỗi mức độ khác nhau
xây dựng thang đánh giá
Lựa chọn hình thức thể hiện của thang đánh giá dưới dạng số, dạng đồ thị hay dạng mô tả
Với mỗi tiêu chí, xác định số lượng mức độ đo cho phù hợp
Xác định tiêu chí quan trọng cần đánh giá trong những hoạt động, sản phẩm hoặc phẩm chất cụ thể
Giải thích mức độ hoặc mô tả các mức độ của thang đánh giá một cách rõ ràng, sao cho các mức độ đó có thể quan sát được
là công cụ đo lường mức độ mà HS đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó.
Phiếu đánh giá theo tiêu chí
sử dụng rubric để GV đánh giá HS hoặc hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
Cách xây dựng
Xác định rõ các nhiệm vụ/bài tập đánh giá đã xây dựng là đánh giá hoạt động, sản phẩm hay đánh giá cả quá trình hoạt động và sản phẩm.
Phân tích, cụ thể hóa các sản phẩm hay các hoạt động đó thành những yếu tố, đặc điểm hay hành vi sao cho thể hiện được đặc trưng của sản phẩm hay quá trình đó
Phân tích yêu cầu cần đạt của bài học, chủ đề, môn học và xác định các kiến thức, kĩ năng mong đợi ở HS và thể hiện những kiến thức, kĩ năng mong đợi này vào các nhiệm vụ/bài tập đánh giá mà GV xây dựng.
là một bảng mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm học tập của HS.
Hồ sơ học tập
Phân loại
Hồ sơ quá trình
Theo dõi quá trình học tập của HS, ghi lại những gì đã học, chưa học về kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học và xác định cách điều chỉnh cách học, thời gian, sự hỗ trợ của GV hay các bạn trong nhóm
Hồ sơ mục tiêu
HS tự xây dựng mục tiêu học tập trên cơ sở tự đánh giá năng lực bản thân
Xây dựng kế hoạch hướng tới việc nâng cao năng lực học tập của mình
Hồ sơ tiến bộ
Bao gồm bài tập, sản phẩm thực hiện trong quá trình học
HS cần có những minh chứng như: sản phẩm hoạt động nhóm-cá nhân, một số phần trong bài tập
Hồ sơ thành tích
HS tự đánh giá về các thành tích học tập nổi trội của mình trong quá trình học.
Không chỉ giúp HS tự tin về bản thân, hồ sơ thành tích giúp họ tự định hướng và xác định giải pháp phát triển, khai thác tiềm năng của bản thân trong thời gian tiếp theo.
Mục đích sử dụng
Chứng minh sự tiến bộ của HS về một chủ đề/lĩnh vực nào đó theo thời gian
cho phép HS cơ hội để nhìn nhận lại và suy ngẫm về sản phẩm và quá trình mà họ đã thực hiện, qua đó họ phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế trong học tập.
Trưng bày/giới thiệu thành tích của HS
GV cũng có thể sử dụng hồ sơ học tập trong các cuộc họp phụ huynh cuối kì, cuối năm để thông báo cho cha mẹ HS về thành tích và sự tiến bộ của HS.
là tập tài liệu về các sản phẩm được lựa chọn một cách có chủ đích của HS trong quá trình học tập môn học, được sắp xếp có hệ thống và theo một trình tự nhất định.
Đề kiểm tra
à một công cụ đánh giá HS, thường sử dụng các loại câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan.
Các bước xây dựng
(3) Lập ma trận đề kiểm tra.
(4) Biên soạn nội dung câu hỏi/bài tập theo ma trận.
(2) Xác định thời gian, hình thức kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm
(5) Xây dựng đáp án, thang điểm.
(1) Xác định mục đích, các yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra.
(6) Xem xét và hoàn thiện đề kiểm tra.
Sản phẩm học tập
là kết quả của hoạt động học tập của HS, là bằng chứng
của sự vận dụng kiến thức, kĩ năng mà HS đã có
đánh giá sau khi HS kết thúc một quá trình thực hiện các hoạt động học tập ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm hay trong thực tiễn.
Yêu cầu
phù hợp với hứng thú, hiểu biết, kinh nghiệm của HS
Thể hiện sự tham gia tích cực và tự lực của HS vào các giai đoạn của quá trình tạo ra sản phẩm
phải gắn với thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn-xã hội.
Kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan.
Những sản phẩm có thể công bố, giới thiệu được.
Có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau
Thể hiện tính cộng tác làm việc
Tầm quan trọng và mục đích
Tầm quan trọng
Trong giáo dục chung
Công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên
Một bộ phận không thể tách rời trong quá trình dạy học.
Một bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục, quản lí chất lượng dạy học.
Trong dạy học hóa học
Một bộ phận không thể tách rời trong quá trình dạy học.
Dạy học là một quá trình hoạt động có tính mục đích, thường bao gồm đầy đủ các thành tố cơ bản sau: mục tiêu, nội dung, hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá.
⇒ Kiểm tra đánh giá là 1 bộ phận quan trọng, không thể tách rời của quá trình dạy học hóa học. Kiểm tra đánh giá nhằm cung cấp thông thông tin để đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.
Trong dạy học, GV cần xác định rõ mục tiêu của bài học cũng như nội dung, PP dạy học và để xđ việc tổ chức dạy học có đạt được mục tiêu hay không thì cần phải thực hiện thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá, từ đó điều chỉnh hình thức, phương pháp,kĩ thuật dạy học, đồng thời giúp học hs tự điều chỉnh pp học của mình.
có thể nói Là động lực để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy và học của cả gv và hs
Công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên
GV là người trực tiếp tác động để tạo ra các thay đổi ở hs nhằm đạt được mục tiêu của dạy học hóa học. Để xác định hs đáp ứng như thế nào so với mục tiêu dạy học thì giáo viên cần kiểm tra đánh giá
Kết quả kiểm tra đánh giá theo các phương pháp,công cụ đánh giá đa dạng giúp gv đi đến những nhận định khách quan, phù hợp, kịp thời điều chỉnh nd, ppdh
Cần chú ý, ktra đánh giá chỉ trở thành công cụ quan trọng hiệu quả khi giáo viên cần xác định được rõ mục đích đánh giá và sử dụng đúng, phù hợp các pp, công cụ đánh giá cũng như phải xử lí, phân tích và sử dụng kết quả đánh giá phù hợp.
Mục đích
Trong giáo dục có mục đích chung
Cung cấp thông tin để ra các quyết định về dạy học và giáo dục.
kiểm tra đánh giá được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau:
Cấp độ quản lí nhà nước
cấp độ nhà trường, lớp học
cấp độ chương trình đào tạo
trong dạy học hóa học:
Cung cấp thông tin giáo viên, hs và phụ huynh cho biết việc dạy và học có đạt kết quả mong muốn hay không, từng cá nhân người học có đạt yêu cầu đầu ra như mục tiêu hay chuẩn đã đề ra.
Gv và hs có thể điều chỉnh việc dạy và học
Ngoài ra, nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, cố vấn học tập,.. cũng sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá trong dạy học hóa học để có thể đưa ra các biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng dạy học.