Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
một số kĩ thuật dạy học tích cực - Coggle Diagram
một số kĩ thuật dạy học tích cực
kĩ thuật động não
Khái niệm
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc” các ý tưởng).
Các bước tiến hành
Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
Đánh giá
Ứng dụng
Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;
Tìm các phương án giải quyết vấn đề;
Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau
Ưu điểm
Dễ thực hiện
Không tốn kém;
Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể
Huy động được nhiều ý kiến
Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia
Nhược điểm
Có thể đi lạc đề, tản mạn
Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;
Có thể có một số HS "quá tích cực", số khác thụ động
Quy tắc
Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của
các thành viên
liên hệ với các ý tưởng đã được trình bày
khuyến khích số lượng các ý tưởng
kĩ thuật xoắn ốc
cách thức thực hiện
Đưa ra chủ đề cần giải quyết và yêu cầu học sinh chọn theo một vị trí trên đường xoắn ốc để viết chủ đề đó
Học sinh theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến cho bạn bằng cách viết tiếp ý kiến của mình trên đường xoắn ốc
Vẽ mô hình xoắn ốc vào giấy hoặc bảng
Giáo viên nhận xét,đánh giá và đưa ra kết luận
ưu điểm
Học sinh có thể quan sát ý kiến của bạn và bổ sung ý kiến cho bạn
không tốn kém, dễ thực hiện
Phát trển tư duy và khả năng chọn lọc kiến thức khi trình bày
khái niệm
Là một kic thuật dạy học,nơi đầu tiên là sự kiện cơ bản của bài học (chưa chi tiết ) trong quá trình học tập,càng nhiều chi tiết được giới thiệu đồng thời chúng có liên quan đến những điều cơ bản được nhấn mạnh nhiều
nhược điểm
bài trình bày có thể sắp xếp không tuần tự các ý nên khó kiểm soát việc đủ ý
Vòng xoắn ốc nhìn sẽ lộn xộn và rối mắt,có thể thiếu chỗ viết
lưu ý
Kiến thức cần được phổ quát với quy mô giữa các lớp
Kiến thức được thu thập thông qua quá trình hành động nhận thức
kĩ thuật lược đồ dòng thời gian
ưu
học sinh có thể tự hệ thống các kiến thức rõ ràng theo các mốc thời gian
học sinh dễ học, dễ nhớ
học sinh có thể hệ thống các kiến thức rõ ràng
các bước tiến hành
vẽ lược đồ
điền các mốc quan trọng trên lược đồ
sắp xếp các sự kiện vào lược đồ
sắp xếp các thứ tự cần thể hiện trên dòng thời gian
học sinh dựa vào lược đồ để đọc các thông tin cần hướng tới
khái niệm
Lược đồ dòng thời gian là kĩ thuật dạy học chư yếu trong môn lịch sử lớp 4,5 giúp học sinh hệ thống kiến thức các sự kiên một cách logic dễ nh
nhược điểm
Nhiều sự kiện trong một thời điểm có thể gây nhầm lẫn
-Không hệ thống được chi tiết
Nếu không biết cách trình bày lược đồ nhìn sẽ dối và học sinh khó năm bắt thông tin cần thiết
Kĩ thuật băng chuyền
ưu điểm
Giúp học sinh có kĩ năng: hợp tác làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, xử lí thời gian, chia sẻ kinh nghiệm,...
Có được sự tham gia thu hút của toàn học sinh mỗi nhóm
Phát huy tính tích cực của học sinh trong giải quyết vấn đề.
nhược điểm
Nhiều học sinh trong nhóm có thể đùn đẩy trách nhiệm cho bạn khác bởi nhóm mình chỉ tìm hiểu về 1 nội dung nhỉ của vấn đề lớn
Những em rụt rè sẽ khó đưa ra câu trả lời trước nhóm.
Mỗi nhóm tìm hiểu 1 nội dung của vấn đề nên chỉ hiểu sâu về 1 nội dung đó mà chưa có sự tìm hiểu rộng, bao quát.
Cách tiến hành
Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giáy AO ghi kết quả thảo luận cho nhau.
Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1
Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.
HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau.
Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,…
Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.
kĩ thuật 3x3
Kỹ thuật “3 lần 3“ là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS.
Cách thực hiện
HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận...).
Mỗi người cần viết ra: - 3 điều tốt; - 3 điều chưa tốt; - 3 đề nghị cải tiến.
Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.
Lưu ý
Nội dung câu hỏi rõ ràng, cụ thể
Câu hỏi đàm thoại
Bám sát nội dung
Tính khoa học
Tính Logic
Tính hệ thống
Tính thực tiễn
Khi chuẩn bị câu hỏi, GV phải có đáp án rõ ràng
VÍ DỤ MINH HỌA
Bài 11: Tham gia giao thông an toàn (SGK TNXH lớp 2- Chân trời sáng tạo)
GV yêu cầu HS kể tên 3 hành động tham gia giao thông an toàn; 3 hành động gây nguy hiểm khi tham gia giao thông; 3 đề xuất giáo dục an toàn khi tham gia giao thông.
GV cho HS thời gian 2 phút để suy nghĩ,sau đó đưa ra các câu trả lời của các em
GV nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra kết luận của ài học; Những việc làm như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không lạn lách, đánh võng trên đường, đi vào lề đường bên phải,... sẽ giúp tham gia giao thông an toàn
kĩ thuật hỏi tới cùng
Khái niệm
Đặt câu hỏi là một trong những kĩ năng hết sức hữa ích mf GV cần phát triển. Người đặt câu hỏi phải có kĩ năng và hiểu biết thì mới có thể diễn đạt câu hỏi một cách rõ ràng, chính xác, tung ra các câu hỏi đúng thời điểm để đem lại hiệu quả tối đa và khai thác câu trả lời để đặt câu hỏi tiếp theo.
Cách tiến hành
Xác định mục đích
Lựa chọn nội dung
Chọn địa điaảm, thời gian tiến hành
chuẩn bị hệ thống câu hỏi
GV tiến hành hỏi HS
HS đặt câu hỏi ngược lại
HS rút ra nhận xét
GV đưa ra kết luận
Tác dụng
Kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho HS tham gia và quá trình dạy học
Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS và sự quan tâm, hứng thứ của các em đối với nội dung học tập
giúp GV có những phản hồi tức thì về hiểu biết của HS, kịp thời có giải pháp khắc phục những sai lầm, khó khăn của HS
Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức
Ưu điểm
Kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ
Khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho HS tham gia vào quá trình dạy học
Kiểm tra, đánh giá được kiến thức, kĩ năngcủa HS
Thu thập mở rộng thêm thông tin, kiến thức
Nhược điểm
Mất nhiều thời gian
Lớp học dễ bị ồn
HS hỏi lạc đề, sai nội dung bài học
Kết quả không được như GV hướng tới
Lưu ý
Người đặt câu hỏi phải có kĩ năng và hiểu biết thì mới có thể diễn đạt câu hỏi một cách chính xác, rõ ràng.
Dừng lại sau khi đặt câu hỏi 3-5s
Tích cực hóa tất cả HS
Phân phối câu hỏi cho cả lớp
Tập trung vào trọng tâm với những câu hỏi xoáy vào nội dung chính của bài học
Tránh nhắc lại câu hỏi của mình và tự trả lời câu hỏi của mình
Tránh nhắc lại câu hỏi của HS
kĩ thuật XYZ
Khái niệm: Là một kĩ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm, trong đó mỗi nhóm có X thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra Y ý kiến trong khoảng thời gian Z.
Cách thực hiện
GV chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, quy định số lượng ý tưởng và thời gian theo đúng quy tắc XYZ
Các thành viên trình bày ý kiến của mình hoặc gửi ý kiến về cho thư kí tổng hợp, sau đó tiến hành đánh giá và lựa chọn.
Ưu nhược điểm
Có yêu cầu cụ thể nên buộc các thành viên đều phải làm việc
Cần dành nhiều thời gian cho hoạt động nhóm, nhất là quá trình tổng hợp ý kiến và đánh giá ý kiến