Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp dạy học môn khoa học tự nhiên ở Tiêu học - Coggle Diagram
Phương pháp dạy học môn khoa học tự nhiên ở Tiêu học
Kĩ thuật khăn trải bàn
Cách tiến hành
Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)
(có thể nhiều người hơn).
Mỗi người ngồi vào vị trí ( Ý kiến cá nhân xung quanh ý kiến nhóm)
Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…).
Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn ( về chủ đề...) . Mỗi cá nhân làm việc độc lập khoảng vài phút
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn
Nhận xét
Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề
Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn
Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.
Khái niệm
Kĩ thuật “khăn trải bàn” là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
Kĩ thuật tia chớp
khái niệm
Là 1 kĩ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với 1 câu hỏi nào đó hoặc thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học
quy tắc thực hiện
Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị. Lần lượt từng người nói lên suy nghĩ của mình về 1 câu hỏi đã thỏa thuận
mỗi nngười chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình. chỉ thảo luận khi tất cả các thành viên trong nhóm đã có ý kiến riêng
kĩ thuật lược đồ tư duy
Cách tiến hành
Viết tên chủ đề ở trung tâm hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề
Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
Ứng dụng
Thu thập, sắp xếp các ý tưởng
Trình bày tổng quan một chủ đề
Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề
Khái niệm
Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bảng hay thực hiện trên máy tính
Ưu điểm
Mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng
Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại
Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu
HS được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng
kĩ thuật tạo nhóm
Khái niệm
Là kĩ thuật dạy học trong đó GV là người tổ chức cho HS chia thành các nhóm để thực hiện giải quyết các nhiệm vụ học tập. Thông qua đó HS có thể tích cực tương tác và trao đổi nhằm hình thành được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng và tích lũy được vốn kinh nghiệm.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
GV giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần)
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Lập kế hoạch làm việc
Thảo luận quy tắc làm việc
Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thực hiện thảo luận của nhóm
Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến
GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo
Một số lưu ý
Phải đảm bảo tất cả các HS được tham gia thảo luận nhóm
Tùy theo yêu cầu bài học mà GV sẽ chia nhóm theo các hình thức khác nhau
Cần quy định thời gian thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận nhóm
Phòng tranh
Khái niệm :là kĩ thuật giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề học tập bằng cách trưng bày ý tưởng của cá nhân hoặc một nhóm xung quanh lớp học như một triển lãm tranh thực sự.
Cách tiến hành
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ học tập: Thiết kế nhiệm vụ học tập bằng tranh vẽ, làm mô hình, nặn đất….
Lớp chia thành các nhóm chuyên gia.
Vòng 2: Nhóm ghép đi xem tranh
Sau khi các nhóm chuyên gia hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm ghép sẽ được hình thành.
Mỗi nhóm ghép sẽ bao gồm mỗi thành viên đến từ các nhóm chuyên gia.
Các nhóm ghép sẽ đi xem “triển lãm tranh”.
Đến “bức tranh” của nhóm nào thì chuyên gia nhóm đó sẽ thuyết trình.
Các nhóm sẽ lần lượt di chuyển cho đến hết tranh.
Lưu ý
– Khi thành lập nhóm ghép cần đảm bảo số lượng các thành viên trong mỗi nhóm chuyên gia tương đương nhau .
– Khi các nhóm ghép xem triển lãm thì yêu cầu các nhóm di chuyển theo sơ đồ, tránh lộn xộn.
– Thời gian xem và nghe chuyên gia thuyết trình tại mỗi bức tranh nên giới hạn để đảm bảo thời gian tiết học.
– GV phát phiếu học tập cho từng HS, định hướng nội dung kiến thức cần đạt được khi xem tranh.
Vai trò
góp phần giúp học sinh có được khả năng ghi nhớ kiến thức tốt nhất
tạo không khí học tập thoải mái, sinh động nhưng vẫn hiệu quả
hình thành và rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho tất cả học sinh trong lớp
giúp HS ghi nhớ được thông tin kiến thức nhanh và lâu hơn so với nghe và đọc trong cùng 1 thời gian.
ổ bi
Khái niệm: là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác.
Cách tiến hành
Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác;
Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.
mảnh ghép
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các
nhóm nhằm
Kích thích sự tham gia tích cực của HS
Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2)
Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề)
Cách tiến hành
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n =
1,2,…)]
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm
vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ
đề và ghi lại những ý kiến của mình
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ
nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…)
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia
sẻ đầy đủ với nhau
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì
nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả
Một số lưu ý
Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,…,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn)
Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm.
Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học,
học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề.
Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự.
xương cá
Cách tiến hành
Xác định được vấn đề cần quan tâm
Tìm nội dung chính
Tìm những nội dung phụ
Chọn lọc và đưa ra kết luật
Ý nghĩa
Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học, các kiến thức được thể hiện rất rõ ràng trên xương cá
Là phương pháp dạy học tích cực cho cả giáo viên và học sinh
Là công cụ giúp học sinh nắm bắt được trọng điểm của kiến thức được nêu ra
Tác dụng
Giúp cho việc xác định nguyên nhân nhanh chóng và hiệu quả
Giúp học sinh hiểu được nội dung bài học một cách có hệ thống
Giúp học sinh tiếp cận được nhiều cách học khác nhau
Rèn kĩ năng tập trung tư duy, quyết định của học sinh
Dựa vào biểu đồ xương cá, học sinh dễ nhớ kiến thức bài học
Thẻ bậc thang
Cách tiến hành
Học sinh mỗi nhóm được nhận một số thẻ.
Học sinh xếp các thẻ theo thứ tự quan trọng giảm dần hoặc tăng dần theo hình bậc thang.
Học sinh các nhóm so sánh sự khác nhau giữa các nhóm
Mỗi nhóm có quyền đặt tổng số 5 câu hỏi cho tất cả các nhóm khác trong lớp về sự khác nhau giữa nhóm mình và các nhóm khác
Ý nghĩa
Kĩ thuật này giúp HS xác định theo thứ tự ưu tiên những ý tưởng hoặc những thông tin về vấn đề học tập
Tạo cơ hội để HS thảo luận cho những lựa chọn theo thứ tự ưu tiên mình xác định
Khái niệm
Kĩ thuật thẻ bậc thang là kĩ thuật dạy học tích cực mà ở đó học sinh sẽ xác định được thứ tự ưu tiên của ý tưởng học tập và phát triển kĩ năng hợp tác, tư duy phê phán , ra quyết định
Hoạt động Liên hệ thực tế và trả lời trong bài 48: Quả (trang 92)
Hoạt động của học sinh
-Học sinh thảo luận theo 4 câu hỏi của giáo viên
-Đại diện nhóm trình bày. Ví dụ: Quả vải có phần vỏ, phần thịt, phần hạt....
-Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét.
-Học sinh phát biểu theo ý hiểu .Ví dụ: Quả mít vỏ cứng, ở ngoài có gai, có vị ngọt, múi màu vàng. Quả quýt vỏ mền, múi màu cam, vị có thể chua hoặc ngọt.
-Học sinh trả lời theo hiểu biết
-Học sinh trả lời câu hỏi “Hạt có thể trồng thành cây mới”
-2-3 học sinh đọc kết luận
Hoạt động của giáo viên
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 người theo các yêu cầu:
Bóc hoặc gọt vỏ nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt? (Lưu ý hướng dẫn học sinh cách sử dụng dao an toàn)
Bên trong quả gồm có những bộ phận nào?
Chỉ phần ăn được của quả đó.
Nhận xét về hạt của từng loại quả.
Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Giáo viên gọi một số học sinh chỉ ra sự khác biệt về các bộ phận của một số loại quả.
Giáo viên kết luận về cấu tạo của quả và chức năng của hạt:
Hạt dùng để trồng cây mới, khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.
Mỗi quả thường gồm 3 phần chính là vỏ, thịt ,hạt
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời: Hạt ngoài dùng để ăn thì hạt còn có chức năng gì nữa không? (Dùng để trồng cây mới, khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.)
Giáo viên cho học sinh quan sát trên màn hình một số hình ảnh hạt nảy mầm thành cây.
Giáo viên lưu ý: Một số quả chỉ có 1 hạt nhưng cũng có 1 số quả có nhiều hạt. Một hạt: quả nhãn, quả vải,...Nhiều hạt: quả na, quả dưa hấu,...
• Để giúp học sinh nêu được tên các bộ phận của một số loại quả, chức năng của hạt, giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp và đặc biệt là phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.