Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Một số kĩ thuật dạy học tích cực trong trong dạy học KHTN ở TH: - Coggle…
Một số kĩ thuật dạy học tích cực trong trong dạy học KHTN ở TH:
Kĩ thuật khăn trải bàn
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Cách tiến hành kĩ thuật "Khăn trải bàn":
Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)
Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)
Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
Kỹ thuật tia chớp
Là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
Quy tắc thực hiện: Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị;
Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?
Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;
Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
Lược đồ tư duy
(còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
Cách làm
Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
phương pháp tạo nhóm
khái niệm :check:
là kỹ thuật dạy học trong đó gv là ng tổ chức cho hs chia thành các nhóm để thực hiện các nv học tập. thông qua đó hs có thể tích cực hoạt động và chuyển đổi mục đích thành kiến thức, rèn luyện kỹ năng và tích lũy đc vốn kinh nghiệm.
thực hiện quy trình
bước 1: làm việc chung cả lớp
Gv giới thiệu chủ đề thảo luận vấn đề, xác định nhiệm vụ
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, thời gian quy định và công việc định vị cho các nhóm
Hướng dẫn cách làm việc nhóm( nếu hs chưa biết)
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Lập kế hoạch làm việc
chia cv cụ thể cho từng cá nhân
Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm
cử chỉ trình diễn kết quả của nhóm
Bước 3 Thảo luận tổng kết toàn lớp
Trình bày từng nhóm đại diện cho kết quả thảo luận của nhóm
Quan sát khác nhóm, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
Gv tổng hợp và nhận xét đặt vấn đề cho bài tiếp theo
Kỹ thuật phòng tranh
Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.
– GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
– Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
– HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
– Cuối cùng, tất cả các ph¬ương án giải quyết được tập hợp lại và tìm ph¬ương án tối ¬ưu.
Kĩ thuật "Ổ bi"
Kĩ thuật "Ổ bi" là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác.
Cách thực hiện
• Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác;
• Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.
. Kĩ thuật xương cá
: “Sơ đồ khái niệm (concept maps) là những công cụ đồ thị để sắp xếp và trình bày kiến thức. Chúng bao gồm các khái niệm và mối quan hệ giữa các khái niệm được thể hiện dưới dạng đường nối giữa hai khái niệm. Các từ trên đường nối là các từ nối hay các cụm từ nối, chỉ rõ mối quan hệ giữa hai khái niệm tạo ra các mệnh đề.”
CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Bắt đầu với một chủ đề, ý tưởng hay một vấn đề nào đó (làm trung tâm).Một cách hữu ích để xác định nội dung của sơ đồ khái niệm là chọn ra một câu hỏi trung tâm - một điều gì đó cần giải quyết hoặc một kết luận cần đạt được, sẽ giúp ta hình thành nên cấu trúc phân cấp của sơ đồ khái niệm.
Bước 2:Xác định những từ khóa khái niệm Tìm những từ khóa khái niệm có liên quan và liên hệ với ý tưởng chính, sắp xếp chúng lại, sau đó liên kết với những từ khóa khái niệm nhỏ hơn, cụ thể hơn.
Bước 3: Liên kết các khái niệm lại
Tạo ra những từ hoặc cụm từ kết nối. Khi các liên kết cơ bản giữa các khái niệm được tạo ra, thêm vào những liên kết bắt chéo liên kết những khái niệm trong những vùng khác nhau của sơ đồ để minh họa thêm những mối quan hệ và tăng cường sự hiểu biết và kiến thức của học sinh về chủ đề này.
Kĩ thuật dạy học thẻ bậc thang
Kĩ thuật thẻ bậc thang là kĩ thuật dạy học tích cực mà ở đó học sinh sẽ xác định được thứ tự ưu tiên của ý tưởng học tập và kĩ năng hợp tác, tư duy phê phán, ra quyết định.
Cách tiến hành:
Mỗi học sinh mỗi nhóm được nhận một số thẻ
Học sinh xếp các thẻ theo thứ tự quan trọng giảm dần hoặc tăng dần theo hình bậc thang.
Học sinh các nhóm so sánh sự khác nhau giữa các nhóm
Mỗi nhóm có quyền đặt tổng số 5 câu hỏi cho tất cả các nhóm khác trong lớp về sự khác nhau giữa nhóm mình và nhóm khác.
Vị dụ: Bài 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm (SGK TN&XH lớp 3)
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4-5 bạn, mỗi nhóm được nhận 5 thẻ:
Thẻ 1: chơi đá cầu
Thẻ 2: chơi ô ăn quan
Thẻ 3: chơi đuổi nhau
Thẻ 4: chơi nhảy dây
Thẻ 5: chơi đá bóng
Thẻ 6: chơi bắn bi
Thẻ 7: ngồi đọc sách
-Học sinh xếp các thẻ theo thứ ự nguy hiểm dần trong 2 phút
Các nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình và so sánh với các nhóm khác
Đặt tối da 5 câu hỏi cho cả lớp về sự khác nhau giữa nhóm mình và các nhóm khác. Nhóm tớ khác với các nhóm như thế nào ? Các cậu giải thích tại sao thẻ 3 nhóm tớ lại cho là nguy hiểm nhất ?