Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHỦ ĐỀ 4 : CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT - Coggle Diagram
CHỦ ĐỀ 4 : CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Cảm ứng ở động vật
Khái niệm
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Cảm ứng ở các nhóm động vật
Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh
Động vật có hệ thần kinh dạng lưới
phản ứng lại các kích thích bằng cách co rút toàn thân.
Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
phản ứng lại các kích thích theo từng bộ phận cơ thể
Động vật có hệ thần kinh dạng ống
phản ứng lại các kích thích của môi trường một cách hiệu quả hơn
Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh
Động vật đơn bào là nhóm sinh vật chưa có tổ chức thần kinh. Chúng phản ứng lại các kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh
Điện sinh học
Điện thế nghỉ
Khái niệm
dạng điện sinh học có ở tế bào khi đang ở trạng thái nghỉ ngơi, không bị kích thích.
được tạo ra do sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích .
Các yếu tố
Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.
Bơm Na – K .
Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào.
Điện thế hoạt động
là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ sự phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực
có sự dịch chuyển qua lại của các ion K+ và Na+ trên màng tế bào.
được biểu hiện ra bên ngoài bằng sự lan truyền xung thần kinh.
Quá trình truyền tin qua xin áp
Khái niệm
Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến…
Phân loại
xináp hoá học
là loại xináp phổ biến ở động vật
Chuỳ xináp có các bóng xináp chứa chất trung gian hoá học
Xinap điện
Quá trình truyền tin qua xináp hoá học
Xung thần kinh lan truyền đến chuỳ xináp và làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp
Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra.
Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp.
Tập tính ở động vật
Khái niệm
Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Tập tính
Tập tính bẩm sinh
Tập tính học được
Cơ sở thần kinh của tập tính
là phản xạ
Bản chất của tập tính bẩm sinh là một chuỗi các phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quyy định sẵn từ khi sinh ra.
Bản chất của tập tính học được là một chuỗi các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể.
Các hình thức học tập
Điều kiện hóa
Học ngầm
In vết
Quen nhờn
Học khôn
Các dạng tập tính phổ biến
Tập tính sinh sản
Tập tính di cư
Tập tính bảo vệ lãnh thổ
Tập tính xã hội
Tập tính kiếm ăn