Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Một số kĩ thuật dạy học tích cực trong trong dạy học KHXH ở TH - Coggle…
Một số kĩ thuật dạy học tích cực trong trong dạy học KHXH ở TH
KỸ THUẬT XYZ
Khái niệm
Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm, trong đó mỗi nhóm có X thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra Y ý kiến trong khoảng thời gian Z. Mô hình thông thường mỗi nhóm có 6 thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra 3 ý kiến trong khoảng thời gian 5 phút, do vậy, kỹ thuật này còn gọi là kỹ thuật 635.
Công cụ
Giấy bút cho các thành viên.
Lưu ý
Số lượng thành viên trong nhóm nên tuân thủ đúng quy tắc để tạo tính tương đồng về thời gian, giáo viên quy định thời gian và theo dõi thời gian cụ thể.
Ưu, nhược điểm
Có yêu cầu cụ thể nên buộc các thành viên đều phải làm việc.
Cần dành nhiều thời gian cho hoạt động nhóm, nhất là quá trình tổng hợp ý kiến và đánh giá ý kiến.
Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau:
Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;
Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;
Con số X-Y-Z có thể thay đổi;
Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
KTDH “Động não”
khái niệm
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn Độ.
Quy tắc
Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;
Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày;
Khuyến khích số lượng các ý tưởng;
Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
Các bước tiến hành
Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không
đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
Đánh giá:
Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng
Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm
Không có khả năng ứng dụng
Có thể ứng dụng trực tiếp
Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn
Rút ra kết luận hành động.
Ứng dụng khi nào?
Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;
Tìm các phương án giải quyết vấn đề;
Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Dễ thực hiện;
Không tốn kém;
Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể;
Huy động được nhiều ý kiến;
Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.
Nhược điểm
Có thể đi lạc đề, tản mạn;
Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;
Có thể có một số HS "quá tích cực", số khác thụ động. Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não.
Ví dụ: Bài 25 "Ô nhiễm nước"
GV chia nhóm, các nhóm bầu ra nhóm trưởng, các nhóm nhận nhiệm vụ: nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay
Nhóm trưởng chia nhiệm vụ: ai tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm nước sinh hoạt? ai tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông, suối, biển?... và đặt ra thời gian suy nghĩ
Sau khi suy nghĩ các thành viên nêu ra ý kiến cá nhân, thư kí ghi chép lại toàn bộ những nguyên nhân đã nêu của môi người
Mọi người trong nhóm chú ý và tìm ra những nguyên nhân trùng nhau và loại bỏ bớt, xóa bỏ những nguyên nhân không hợp lí và tổng hợp kết quả
Nhóm cử đại diện trình bày trước lớp về các nguyên nhân gây ô nhiễm nước hiện nay
Kĩ thuật băng chuyền
Khái niệm
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính kết hợp, tương tác giữa nhóm học sinh từ đó tổng hợp nên kiến thức của học sinh
Mục đích
Kích thích, dẫn dắt Hs suy nghĩ, kham phá tri thức mới tạo điều kiện cho Hs tham gia vào quá trình dạy học
Kiểm tra, đánh giá kiến thức, Kĩ năng của Hs và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với nội dung học tập.
Giúp Gv có những phản hồi tức thi về hiểu biết của Hs, kịp thời có giải pháp khắc phục những sai lầm, khí khăn của Hs.
Thu thập, mở rộng thông tin kiến thức
Cách tiến hành
Xác định mục tiêu lựa chọn nội dung
Chọn địa điểm, thời gian tiến hành
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi
Gv tiến hành hỏi Hs
Hs đặt câu hỏi ngược lại
Hs rút ra nhận xét
Gv đưa ra kết luận
Ưu điểm
Kích hoạt, dẫn dắt Hs suy nghĩ
Khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho Hs tham gia vào quá trình dạy học
Kiểm tra, đánh giá được kiến thức, kỹ năng của Hs
Thu thập, mở rộng thêm kiến thức thông tin
Nhược điểm
Mất nhiều thời gian
Lớp học dễ bị ồn
Hs hỏi Lạc đế, sai nội dung bài học
Kết quả không được như Gv hướng tới
Kĩ thuật dạy học lược đồ dòng thời gian
Khái niệm
Lược đồ dòng thời gian là một kĩ thuật dạy học chủ yếu trong môn lịch sử lớp 4, 5 giúp học sinh hệ thống kiến thức các sự kiện một cách logic và dễ nhớ
Cách tiến hành
B2:Vẽ lược đồ điền các mốc quan trọng lên lược đồ
B3:Học sinh dựa vào lược đồ để đọc các thông tin cần hướng tới
B1:Sắp xếp các sự kiện cần thể hiện trên dòng thời gian
B4:Giáo viên nhận xét ,đánh giá
Ưu điểm
Học sinh có thể tự hệ thống các kiến thức rõ ràng theo thời gian
Hệ thống kiến thức logic
Học sinh dễ học dễ nhớ
Nhược điểm
Nếu không biết cách trình bày lược đồ thì học sinh sẽ rất rối và học sinh khó nắm bắt thông tin cần thiết
Nhiều sự kiện trong cùng một mốc thời gian dễ gây nhầm lẫn
Không hệ thống được chi tiết
Ví dụ: Bài 26: Ba cuộc khác chiến chống quân Mông Nguyên
B1: sắp xếp các sự kiện
B4: điền các sự kiện lên lược đồ
Ghi lại kết quả các trận đánh lên lược đồ
B2: vẽ lược đồ
B3: ghi cột mốc lên lược đồ
Kĩ thuật 3x3
Khái niệm
Lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS
Tác động
nhằm nâng cao chất lượng dạy học
nhằm đem lại hứng thú cho HS
HS đề xuất được nhiều phương án => đa dạng câu hỏi
Cách tiến hành
HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó
sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi
nội dung thảo luận
PP tiến hành thảo luận
HS mỗi bạn viết ra 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến
Một số lưu ý
Câu hỏi phải đảm bảo
bám sát nội dung
tính khoa học
tính logic
tính hệ thống
tính thực tiễn
khi chuẩn bị câu hỏi GV phải có đáp án rõ ràng, chuẩn bị chu đáo
biết phối hợp với các kĩ thuật khác
VD: bài 13 (SGK TN&XH lớp 2) Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
GV yêu cầu HS kể tên 3 hành động giữu sạch môi trường xung quanh nhà ở, 3 hành động làm ô nhiễm môi trường xung quanh nhà ở
GV cho HS thời gian 2 phút để suy nghĩ, sau đó đưa ra các câu trả lời của các em
GV nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra kết luận của bài học: Những việc làm như bỏ rác ra đúng nơi quy định, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí,...sẽ giúp bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
kĩ thuật xoắn ốc
Khái niệm
là một kĩ thuật dạy học, nơi đầu tiên là sự kiện cơ bản của bài học trong quá trình học tập, càng nhiều chi tiết được giới thiệu đồng thời chúng có liên quan đến những điều cơ bản được nhấn mạnh nhiều lần để giúp ghi nhớ lâu dài.
Tác dụng
Kích thích tính thẩm mĩ và quyền tự do lựa chọn vị trí viết
Gây hứng thú cho học sinh, giúp không khí lớp học sôi nổi
Phát triển tư duy và khả năng chọn lọc kiến thức khi trình bày của học sinh
Học sinh đưa ra ý kiến riêng của mình và bổ sung ý kiến cho bạn
Cách tiến hành
Vẽ mô hình xoắn ốc vào giấy hoặc bảng
Đưa ra chủ đề cần giải quyết và yêu cầu học sinh chọn một vị trí trên dường xoắn ốc để viết chủ đề đó.
Học sinh theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến cho bạn bằng cách viết tiếp ý kiến của mình trên đường xoắn ốc
GV nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận chung.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Gây hứng thú cho học sinh, góp phần làm thay đổi không khí lớp học
Mỗi học sinh đưa ra ý kiến của mình và tự do lựa chọn vị trí viết.
Học sinh có thể quan sát ý kiến của bạn viết trước và tiếp tục bổ sung ý khi bạn thiếu, tránh việc trùng lặp ý.
Dễ thực hiện, không tốn kém
Nhược điểm
Bài trình bày có thể không sắp xếp tuần tự các ý kiến nên khó kiểm soát việc đủ ý.
Vòng xoắn ốc sẽ bị nhìn lộn xộn và rồi mắt, có thể thiếu chỗ viết.
Đôi khi học sinh tranh nhau vị trí viết, gây mất đoàn kết.
Kĩ thuật cắt dán
Khái niệm
là hợp tác học tập định dạng liên kết giữa cá nhân, nhóm và kiên kết giữa các nhóm nhằm mục đích
giải quyết một hợp đồng nhiệm vụ (có nhiều chủ đề)
kích hoạt tham gia tích cực của HS
nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà phải truyền đạt lại kết quả của vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ vòng 2)
Kỹ thuật tiến hành
vòng 1: nhóm chuyên gia
hoạt động theo nhóm 3-8 người [số nhóm được chia=số chủ đề x n, n=1,2,3,...]
mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ[ví dụ: nhóm 1 nhiệm vụ A, nhóm 2 nhiệm vụ B,...(có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]
mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình
khi thảo luận nhóm phải đảm bảo từng thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành "chuyên gia" của lĩnh vực được tìm hiểu và có khả năng hiển thị lại câu trả lời ở vòng 2
Vòng 2: nhóm các mảnh ghép
hình thành nhóm 3-6 người mới (1-2 người ở nhóm 1, 1-2 người ở nhóm 2,...)
các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ
khi tất cả các thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung trong vòng 1, thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm giải quyết
nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả
Lưu ý
Kĩ thuật này áp dụng cho nhóm hoạt động với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, HS được chia nhóm trong vòng 1 cùng nghiên cứu một chủ đề
lệnh học tập từng chủ đề nên được sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số (nếu không có màu giấy có thể đánh thêm kí tự A,B,... ví dụ: A1,A2,...)
sau khi các nhóm trong vòng 1 hoàn thành công việc GV thành lập nhóm mới theo số đánh giá, có thể có nhiều số trong một nhóm mới.
trong phòng học điều kiện hiện nay việc ghép nhóm 2 sẽ làm mất thứ tự.
Kĩ thuật hỏi tới cùng
Khái niệm
Đặt câu hỏi là một trong những kĩ năng hết sức hữu ích mà Gv cần phát triển. Người đặt câu hỏi phải có kĩ năng và hiểu biết thì mới có thể diễn đạt câu hỏi một cách rõ ràng, chính xác, tung ra câu hỏi đúng thời điểm để đem lại hiệu quả tối đa và khai thác câu trả lời để đặt câu hỏi tiếp theo.
Cách tiến hành
Xác định mục đích
Lựa chọn nội dung
Chọn địa điểm, thời gian tiến hành
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi
GV tiến hành hỏi học sinh
HS đặt câu hỏi ngược lại
HS rút ra nhận xét
GV đưa ra kết luận
Tác dụng
Kích thích, dẫn dắt học sinh suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo ra điều kiện cho hs tham gia
Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của hs và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với nội dung học tập
Giúp GV có những phản hồi tức thì về hiểu biết của hs và kịp thời có những giải pháp khắc phục những sai lầm, khó khăn của học sinh
Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Kích thích, dẫn dắt hs suy nghĩ
Khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho học sinh tham gia quá trình dạy học
Kiểm tra, đánh giá kiến thức sâu rộng của học sinh
Mở rộng vốn kiến thức cho hs
Nhược điểm
mất nhiều thời gian
Không bao quát được toàn bộ lớp học
Nhiều tình huống kiến thức không lường trước
Lưu ý
tập trung vào nội dung trọng tâm của câu hỏi
dành thời gian cho học sinh suy nghĩ
Dựa vào câu hỏi để chỉ ra điểm sai