Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Nói với con - Coggle Diagram
Nói với con
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: năm 1980, khi đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cả nước nói chung và đồng bào ở miền núi nói riêng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn
Thể thơ: tự do
Ý nghĩa nhan đề: là lời tâm sự của tác giả với đứa con gái đầu lòng, tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình
Bố cục
Từ đầu-> "đẹp nhất trên đời": con lớn lên trong tình yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương
Còn lại: người cha nói với con về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và truyền thống cao đẹp của quê hương, mong muốn con kế thừa những truyền thống ấy
Mạch cảm xúc: bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm với quê hương, từ những tình cảm gần gũi thiết tha nâng lên thành lẽ sống
Tác giả
Y Phương sinh năm 1948 tên thật là Hứa Vĩ Sước, là người dân tộc Tày
Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng và cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi
Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
Điều đầu tiên cha muốn nói với con là tình cảm gia đình, là cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành
Điệp ngữ "bước tới": gợi ra hình ảnh đứa con đang chập chững bước những bước đầu đời về hướng cha mẹ, đi đến đâu con cũng được cha mẹ đón nhận bằng niềm hạnh phúc vô bờ bến -> Tấm lòng cha mẹ chính là cái đích con hướng tới
"tiếng nói", "tiếng cười": gợi ra bầu không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc tràn ngập tiếng nói cười của con, đó chính là chiếc nôi đầu tiên nuôi dưỡng con trưởng thành
Tiếp theo cha muốn nói với con về tình nghĩa của quê hương làng xóm, con lớn lên trong cuộc sống lao động và tình yêu thương của mọi người
Các DT "lờ","nan hoa","câu hát" đan xen với các ĐT "đan","cài","ken" diễn tả những động tác thuần thục, khéo léo -> gợi cuộc sống lao động cần cù đầm ấm, tươi vui, đầy chất thơ của người dân miền núi
Rừng cho hoa: tả thực vẻ đẹp của rừng hoa, của thiên nhiên -> thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng
Con đường cho những tấm lòng
Hình ảnh tả thực: con đường lên rẫy, con đường xuống chợ, con đường ngoằn ngoèo giữa những sườn núi
Hình ảnh ẩn dụ: con đường đời mà con sẽ đi qua, con sẽ được gặp bao tấm lòng rộng mở nghĩa tình, con sẽ được nâng đỡ chở che, vun đắp cả về tâm hồn và lối sống
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới: cội nguồn của hạnh phúc, là ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời -> con được sinh ra trong tình yêu thương, hạnh phúc của cha mẹ nên cha gợi nhắc con hãy nhớ về cội nguồn sinh dưỡng đó là gia đình, là quê hương
Người đồng mình: người vùng mình, người miền mình, là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc -> câu cảm thán đã bộc lộ trực tiếp tình yêu tha thiết, mãnh liệt của cha dành cho người đồng mình
Người cha nói với con về những đức tính tốt đẹp của người đồng mình và mong ước của cha với con
Những đức tính tốt đẹp của người đồng mình
Kết hợp với các nghệ thuật như điệp ngữ, so sánh, thành ngữ, các câu văn dài ngắn khác nhau, từ đó cha muốn truyền cho con tấm lòng thủy chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình
Người đồng mình sống thủy chung gắn bó mạnh mẽ, bền bỉ với quê hương
"thương": người cha đồng cảm, thấu hiểu với người đồng mình vì cuộc sống của họ phải trải qua gian nan, khó nhọc gắn với sỏi đá, núi cao, thung sâu với đói nghèo
"người đồng mình" được lặp lại -> khẳng định phẩm chất của người đồng mình là phẩm chất của quê hương, sức sống của quê hương chính là do người đồng mình tạo ra
"Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trên thung không chê thung nghèo đói": tấm lòng thủy chung gắn bó với quê hương
"Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh": tuy cuộc sống còn vô vàn khó khăn, vất vả, người đồng mình vẫn sống mạnh mẽ, khoáng đạt như sông như suối, bền bỉ, gắn bó tha thiết với quê hương
"Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn": lấy sự từng trải để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa -> khát vọng tiến xa trong cuộc đời mỗi con người
Người đồng mình mộc mạc, giản dị, giàu ý chí và niềm tin
"Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con": người đồng mình tuy có vẻ ngoài thô ráp, mộc mạc nhưng bên trong mang trong mình ý chí, tâm hồn to lớn, cao cả
"Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục":
Nghĩa tả thực: đục đá kê cao -> hành động thường ngày ở miền núi như san đồi, bạt núi, canh tác trên những thửa ruộng bậc thang,...
Nghĩa ẩn dụ: kê cao quê hương -> tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ và xây dựng quê hương và những truyền thống tốt đẹp
Mong muốn của cha đối với con
Con phải tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương và lấy đó làm hành trang để con vững bước vào cuộc đời phía trước