Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Hoàng Dương Song Minh - 11B1 - Coggle Diagram
Hoàng Dương Song Minh - 11B1
Phong trào Cần Vương
Nguyên nhân: Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ phong trào Cần Vương.
Diễn biến
1885-1888
Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước
Lực lượng: nhân dân cả nước
Địa bàn: Bắc, Trung Kỳ
Kết quả: cuối 1888, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và bị đày sang Angiêrie
1888-1896
Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu yêu nước
Lực lượng: nhân dân cả nước
Địa bàn:
Quy tụ thành trung tâm lớn
Trung du và miền núi
Kết quả: 1896: Phong trào CV chấm dứt
Tiêu biểu: Hương Khê (1885-1896)
Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng
Căn cứ: Ngàn Trươi
Địa bàn: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Diễn biến
1885-1888: chuẩn bị lực lượng
1888-1895: chiến đấu
Kết quả: 1896 thì khởi nghĩa thất bại
Yên Thế
Nguyên nhân
Để mở rộng phạm vi chiếm đóng, Pháp cướp đất của người nông dân ở Yên Thế làm đồn điền, khai mỏ, làm đường giao thông.
Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.
Lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám
Diễn biến
1884-1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm
1893-1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám
1909-1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn.
Ngày 10/2/1913: Đề Thám bị sát hại, phong trào thất bại
Kết quả
Bó hẹp trong 1 địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch.
Bị Pháp và phong kiến đàn áp
Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến
Ý nghĩa
Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân.
Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp.
Tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam
Kháng chiến chống Pháp
1858: Tấn công Đà Nẵng
31/8, Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
1/9, Pháp gửi tối hậu thư song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà
Ta thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà
Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.
1862: Chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ
2/1861, Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự quyết liệt nhưng do hỏa lực địch quá mạnh, Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui.
Triều Nguyễn kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất
Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long
1867: Chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ
20-24/ 6, Pháp chiếm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên không tốn một viên đạn.
20/6, Pháp ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long
Phong trào nhân dân bị đàn áp và thất bại
1873: Chiếm Bắc Kì lần 1
T11: Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.
20/11: Pháp chiếm Hà Nội và các tỉnh xung quanh.
T12: Gác-ni-ê tử trận
Kí với Pháp hiệp ước Nhân Tuất 1874
1883: Chiếm Bắc Kì lần 2
3/4: Pháp đánh vào Hà Nội
Hà Nội thất thủ
Pháp chiếm Hòn Gai, Nam Định, Quảng Yên
Kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883), Hiệp ước Patonot (1884)