Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ - Coggle Diagram
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
1885 - 1888
Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước
Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số
Địa bàn: Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì
Kết quả: Cuối 1888, Trương Quang Ngọc phản bội -> Vua Hàm
Nghi rơi vào tay giặc, hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp -> chịu án lưu đày sang An-giê-ri
1888 - 1896
Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu yêu nước
Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số
Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi
Kết quả: 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt
Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ hiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương
Nguyên nhân
Sau hai Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884), Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì
Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu
Diễn biến
Đêm ngày 4 rạng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị thiếu chu đáo, sức chiến đấu của ta nhanh chóng giảm sút
Sáng ngày 5/7, Pháp phản công. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và tam cung chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)
Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến
Phong trào Cần Vương bùng nổ. Chiếu Cần vương đã thổi bùng phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt