Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Dạy học hợp tác - Coggle Diagram
Dạy học hợp tác
Khái niệm
Dạy học hợp tác là một phương pháp tổ chức dạy học, trong đó dưới sự tổ chức và điều khiển của GV, HS được chia thành từng nhóm nhỏ, tương tác, kết hợp với nhau để cùng thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ học tập
Dạy học hợp tác còn được gọi bằng các tên khác nhau như dạy học nhóm, dạy học theo nhóm nhỏ
Đặc điểm
Giáo viên có vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, thực hiện các hoạt động: giao nhiệm vụ làm việc nhóm, hướng dẫn và quản lí làm việc nhóm, tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm, tổng kết/chốt kiến thức, phương pháp làm việc nhóm.
Học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung
Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập theo nhóm, làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ để chia sẻ hiểu biết/kiến thức, kinh nghiệm và thực hiện các hành động học tập cụ thể để giải quyết nhiệm vụ giáo viên giao.
Tiến trình dạy học
Bước 1. Làm việc chung cả lớp
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần)
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
GV giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
Bước 2. Làm việc theo nhóm
Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
Thỏa thuận quy tắc làm việc
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Lập kế hoạch làm việc
Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Ưu điểm
(1) Mang lại hiệu quả học tập cao
(7) Có tác động tích cực đến động cơ, sự nhận thức và phương pháp học tập của học sinh
(6) Dành thời gian cho học sinh được hoạt động giải quyết về vấn đề học tập , đưa học sinh vào thế là chủ thể tìm tòi kiến thức.
(8) Học sinh có cơ hội được trình bày ý kiến, phát biểu bình đẳng, thể hiện sự hiểu biết của mình và học được nhiều kiến thức từ bạn học
(5) Phát triển kỹ năng hợp tác làm việc và năng lực xã hội cho học sinh như các kĩ năng giao tiếp ứng xử trong các tình huống có vấn đề
(4) Hiệu quả với nhiều mục đích, nội dung dạy học khác nhau với nhiều đối tượng, tính cách khác nhau
(9) Giúp cho giáo viên có cơ hội tận dụng ý kiến và kinh nghiệm của học sinh.
(3) Tạo không khí học tập sôi nổi , bình đẳng, gắn bó
(2) Thực hiện được các nhiệm vụ học tập phức hợp, khó khăn khi thực hiện cá nhân
Nhược điểm
(3) Có một số trường hợp tương tác trong nhóm không bình đẳng , các thành viên không nêu hết được tầm quan trọng của mình, do sự ảnh hưởng hoặc tự quyết định của các học sinh khá giỏi.
(4) Trong việc đánh giá kết quả hoạt động nhóm , nếu không khoa học và hợp lý sẽ không đánh giá được hết sự nỗ lực của từng thành viên trong nhóm
(2) Một số thành viên trong nhóm có thể ỷ lại ,không làm việc, để mặc các thành viên khác dẫn dắt cả nhóm
(5) Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên hoặc thời gian hoạt động nhóm quá dài có thể gây ra sự nhàm chán và giảm hiệu quả của học hợp tác.
(1) Các nhóm có thể đi chệch hướng thảo luận do một cá nhân nào đó nếu cố tình đưa ra những ý kiến điều khiển cả nhóm
Vận dụng trong DHHT
Lựa chọn nội dung và cách tổ chức phù hợp
Tổ chức dạy học hợp tác
Về việc tổ chức thảo luận trong nhóm:
Một trong các hiện tượng dễ gặp trong thảo luận nhóm là hiện tượng ỉ lại, ăn theo do đó khi tổ chức thảo luận nhóm GV cần lưu ý hướng dẫn để HS có thời gian làm việc cá nhân trước sau đó mới thảo luận.
Về việc báo cáo của các nhóm
: GV nên tạo cơ hội để nhiều HS được tham gia trình bày, sử dụng kĩ thuật 321 để lấy thông tin phản hồi, tổngkết các vấn đề, phân tích các chú ý, các sai lầm của HS, đánh giá về tinh thần, thái độ, sự tiến bộ và kết quả làm việc của các nhóm.
Về cơ cấu của nhóm:
mỗi nhóm thường có nhóm trưởng, thư kí, giám sát, ngoài ra còn có thể có các chuyên gia theo từng nhiệm vụ của nhóm.
Về việc quản lí các nhóm thảo luận:
GV cần quan sát và lấy thông tin phản hồi từ các nhóm bằng cách như kiểm tra ghi chép của thư kí, hỏi các thành viên về vấn đề thảo luận, các thắc mắc,... GV nên có thái độ thân thiện, gần gũi và cởi mở của khi đi kiểm tra các nhóm.
Về việc chia nhóm:
Tùy theo mục đích, nội dung của hoạt động nhóm mà có thể chọn cách chia nhóm khác nhau
Chọn nội dung vận dụng phương pháp:
PPDH hợp tác thường được vận dụng để nghiên cứu sâu, vận dụng, luyện tập hay củng cố một chủ đề đã học hoặc để tìm hiểu một chủ đề mới.
Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Thông qua việc trao đổi, thực hiện các nhiệm vụ trong nhóm, học sinh lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng của bài học đồng thời phát triển phẩm chất, năng lực cho mình, đặc biệt là năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, trách nhiệm,...