Bước 2. Đối chiếu và thích ứng các câu hỏi với đặc điểm và trình độ khác nhau của học sinh. Câu hỏi cần đáp ứng các yếu tố sau:
Tính minh bạch, rõ ràng: Câu hỏi đơn giản, ngắn gọn không đánh đố
Tính thách thức. Câu hỏi không nên quá dễ mà đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và nỗ lực nhất định khi đưa ra câu trả lời. Đồng thời phải làm cho học sinh cảm thấy hãnh diện và thỏa mãn khi trả lời đúng
Tính định hướng: Câu hỏi phải hướng đến số đông. Câu hỏi phải gây được phản ứng ở nhiều học sinh; ai cũng cảm thấy mình có trách nhiệm trả lời, phải suy nghĩ; do đó tạo được không khí học tập sôi nổi
Tính vừa sức: đây là nguyên tắc quan trọng và là yêu cầu chung cho mọi phương pháp dạy học. Câu hỏi phải nằm trong giới hạn của khả năng tri giác thông tin, ngôn ngữ, ý trong câu; kinh nghiệm cảm nhận các tình huống giao tiếp, năng lực tư duy, tưởng tượng; khả năng diễn đạt của học sinh
Tính linh hoạt. Câu hỏi cần tổng hợp về kiểu loại, về độ khó, về tính đối tượng. Chọn thời điểm thích hợp để hỏi (tình huống cụ thể) để dạy học đạt hiệu quả cao.