Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHỚ RỪNG - Coggle Diagram
NHỚ RỪNG
THỂ THƠ
Thể thơ tám chữ
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Phần 1: Tâm trạng của con hổ trong cảnh bị giam cầm ở vườn bách thú
NỘI DUNG
Cảnh vườn bách thú hiện lên buồn tẻ cho dù được chăm chút, tỉa tót
Con hổ cất lên tiếng thở dài ngao ngán: nay ta ôm niềm uất hận ngàn thu
-> Tủi hổ khó nguôi ngoai
Thái độ: Căm tức, phẫn uất, đau đớn cho chính số phận của mình
Cảm thấy nhục nhã khi trở thành "thứ đồ chơi" cho lũ người "mắt bé" nhưng "ngạo mạn"
Tâm trạng đầy bi kịch, đau khổ của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, rơi vào cảnh tù hãm, nhục nhã
Con hổ chấp nhận cái tầm thường, giả dối do con người tạo nên xung quanh nó, đồng thời nhớ rừng, nhớ cái cao cả, nhớ cái chân thực của tự nhiên hoang dã
NGHỆ THUẬT
Sử dụng từ láy: Ngẩn ngơ, nhục nhằn, tự lự
Giọng điệu: Phẫn uất, đau đớn
Hình ảnh: chọn lọc, tinh tế
Phần 2: Nỗi nhớ về một thời oanh liệt chốn giang sơn hùng vĩ
NỘI DUNG
Cảnh núi rừng đại ngàn hùng vĩ làm nổi bật lên vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh mà cũng thật mềm mại uyển chuyển của chúa rừng thẳm
BỘ TRANH TỨ BÌNH
Bức tranh 1 (Nào đâu..uống ánh trăng tan):Hình ảnh chúa sơn lâm đang say mồi trong niềm hoan lạc giữa 1 đêm trăng bên bờ suối => Kỷ niệm ùa về gợi lên sự thèm khát đến cháy bỏng, thể hiện biết bao tiếc nuối, bâng khuâng
Bức tranh 2 (Đâu những ngày mưa..giang sơn ta đổi mói):Nỗi ngẩn ngơ man mác của con hổ về những ngày mưa ở rừng. Hình ảnh gợi tả không gian hoành tráng nơi giang sơn => Thể hiện niềm tự hào về những kỉ niệm thuở vùng vẫy bốn phương ngàn
Bức tranh 3 (Đâu những bình minh..giấc ngủ ta tưng bừng):Giấc ngủ của hổ trong vương quốc đa sắc màu, âm thanh => Không gian nghệ thuật, cảnh sắc thơ mộng tựa chốn thần tiên => Lời than nhớ tiếc, xót xa
Bức tranh 4 (Đâu những chiều lênh láng....riêng phần bí mật):Bức tranh đẹp một cách dữ dội nhất, "ghê gớm" nhất, bi tráng nhất. Sự rực rỡ trong gam màu đỏ của máu; giây phút sắp tắt của mặt trời gay gắt; ngự trị đêm tối; dòng hồi tưởng phát triển đến cao trào.
"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?": dòng hồi tưởng cao trào bỗng hạ xuống bằng 1 lời than xót xa, ngao ngán thực tại, con hổ buộc phải sực tỉnh với hiện thực phũ phàng
NGHỆ THUẬT
Sử dụng nhiều các câu hỏi tu từ
Sử dụng các động từ mạnh: gào, hét.
Sử dụng đại từ phiếm chỉ " nào đâu"
Ẩn dụ: đêm vàng bên bờ suối, uống ánh trăng tan (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
Sử dụng từ láy: hống hách, dữ dội, dõng dạc, âm thầm
Câu thơ giàu chất tạo hình, hình ảnh, giọng điệu linh hoạt
Sử dụng phép liệt kê, điệp ngữ với từ "ta", "đâu những"
Phần 3: Niềm uất hận của con hổ
NỘI DUNG
Thể hiện được cái tôi vô cùng mãnh liệt
Thể hiện thái độ ngao ngán, chán ghét, khinh miệt đối với vườn bách thú => Thái độ của những người yêu nước thời đó với xã hội lúc bấy giờ
Diễn tả nỗi đau đớn, tuyệt vọng của chúa sơn lâm trong giấc mộng ngàn
NGHỆ THUẬT
Sử dụng một loạt các câu cám thán, cầu khiến
BỐ CỤC
Phần 1: Đoạn 1 và 4: Tâm trạng của con hổ trong cảnh bị giam cầm ở vườn bách thú
Phần 3: Đoạn 5: Nỗi uất hận của con hổ
Phần 2: Đoạn 2 và 3: Nỗi nhớ về 1 thời oanh liệt