Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÍ HỌC CHƯƠNG I. TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT…
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÍ HỌC
CHƯƠNG I. TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học
Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lí
1. Bản chất của tâm lí
1.1. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể
Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc tính không gian, thời gian và luôn vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật hiện tượng đang vận động, là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hai hệ thống.
Phản ánh tâm lí là một phản ánh đặc biệt
Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo.
Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân (hay nhóm người) mang hình ảnh tâm lí đó, hay nói khác đi hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan.
Tính chủ thể trong phản ánh tâm lí
1.2. Bản chất của xã hội của tâm lí người.
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. tâm lí con người khác xa với tâm lí của các loại động vật cao cấp ở chỗ: tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử
Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lí người
2. Chức năng của tâm lí
Tâm lí chung là định hướng cho hoạt động, ở đây muốn nói tới vai trò của động cơ, mục đích hoạt động. Động cơ có thể là một nhu cầu được nhận thức, hứng thú, lí tưởng, niềm tin, lương tâm, danh vọng.
Tâm lí là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động khắc phục mọi khó khăn vươn tới mục đích đã đề ra.
Tâm lí điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.
tâm lí giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép.
3. Phân loại các hiện tượng tâm lí
3.1. Cách phân loại phổ biến
Chia làm 3 loại chính: các quá trình tâm lí, các trạng thái tâm lí, các thuộc tính tâm lí
Các quá trình tâm lí
là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta thường phân biệt ba quá trình tâm lí.
Các quá trình nhận thức
: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.
Các quá trình cảm xúc
Các quá trình hành động tâm lí
Các trạng thái tâm lí
là những hiện tượng tâm lí diễn ra tỏng thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng như:chú ý, tâm trạng.
Các thuộc tính tâm lí
là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. 4 nhóm thuộc tâm lí cá nhân: xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực
3.2. Phân chia hiện tượng tâm lí
Các hiện tượng tâm lí có ý thức
Các hiện tượng tâm lí chưa được ý thức
3.3. Phân biệt hiện tượng tâm lí
Hiện tượng tâm lí sống động: thể hiện trong hành vi, hoạt động.
Hiện tượng tâm lí tiềm tàng: tích đọng trong sản phẩm của hoạt động
3.4.
Có thể phân biệt hiện tượng tâm lí cá nhân với hiện tượng tâm lí xã hội (phong tục, tập quán, định hình xã hội, tin đồn, dư luận,...)
Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lí
1. Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lí học khoa học
Nguyên tắc quyết định luận DVBC
Khẳng định tâm lí có nguồn gốc là thế giới khách quan tác động vào bộ não con người, thông qua "lăng kính" chủ quan của con người.
Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động
Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lí trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và trong mối liên hệ giữa chúng với các loại hiện tượng khác
Phải nghiên cứu tâm lí của một con người cụ thể, của một nhóm người cụ thể, chứ không nghiên cứu tâm lí một cách chung chung, nghiên cứu tâm lí ở một con người trừu tượng, một cộng đồng trừu tượng
2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lí
PP quan sát
PP thực nghiệm
test
PP đàm thoại (trò chuyện)
PP điều tra
PP phân tích sp của hoạt động
PP nghiên cứu tiểu sử cá nhân
CHƯƠNG II. CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÍ NGƯỜI
I. CƠ SỞ TỰ NHIÊN CỦA TÂM LÍ NGƯỜI
1. Di truyền và tâm lí
Di truyền
là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống, đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước, đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn
Một số nhà tâm lí học tư sản thừa nhận những đặc điểm tâm lí là những cấu tạo bẩm sinh, do tiềm năng sinh vật gây ra, mọi đặc điểm tâm lí đều do tiền định, đều có sẵn trong các cấu trúc sinh vật.
Bản thân di truyền cũng bị biến đổi dưới tác động của môi trường và của hoạt động cá thể.
Di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và ptr tâm lí người
2. Não và tâm lí
Mối liên hệ giữa não và tâm lí là một trong những vấn đề cơ bản trong việc lí giải cơ sở tự nhiên, cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lí người.
Song xung quanh mối liên hệ giữa tâm lí và não cũng có nhiều quan điểm khác nhau
Quan điểm tâm lí vật lí song song
Quan điểm đồng nhất tâm lí với sinh lí
Quan điểm duy vật coi tâm lí và sinh lí có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng, tâm lí là chức năng của não: bộ não nhận tác động của thế giới dưới các dạng xung động thần kinh cùng những biến đổi lí hóa ở từng nổn, từng xinap.
3. Vấn đề định khu chức năng tâm lí trong não
Khi nói đến cơ sở tự nhiên của tâm lí, người ta thường đặt vấn đề định khu chức năng tâm lí trong não.Song có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này:
TK V TCN, lí trí khu trú ở trong đầu (não bộ), tình cảm ở ngực (tim), lòng đam mê ở bụng (gan)
Cuối tk XIX - đầu XX, mỗi chúc năng tâm lí được định khu ở một vùng trong não: có vùng trí nhớ, vùng tưởng tượng, vùng tư duy.
4. Phản xạ có điều kiện và tâm lí
Toàn bộ hoạt động của não là hoạt động phản xạ
Phản xạ có 3 khâu chủ yếu:
Quá trình nhận kích thích bên ngoài, biến thành hưng phấn theo đường hướng tâm dẫn truyền vào não.
Quá trình thần kinh trên não và tạo ra hoạt động tâm lí
Kết thúc dẫn truyền hưng phấn từ trung ương theo đường li tâm (dẫn ra) gây nên phản ứng của cơ thể
Đặc điểm của phản xạ có đk
5. Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao và tâm lí
5.1. Quy luật hoạt động theo hệ thống
5.2. Quy luật lan tỏa và tập trung
Hưng phấn và ức chế là hai trạng thái cơ bản của hệ thần kinh. Khi trên vỏ não có một điểm (vùng) hưng phấn hoặc ức chế nào đso thì quá trình hưng phấn, ức chế đso sẽ không dừng lại ở điểm ấy mà lan tỏa ra xung quanh. Sau đó trong những đk bth, chúng tập trung vào một nơi nhất định.
5.3. Quy luật cảm ứng qua lại
hai quá trình thần kinh cơ bản có ảnh hưởng qua lại với nhau tạo nên quy luật cảm ứng qua lại. Có 4 dạng cảm ứng qua lại cơ bản: đồng thời, tiếp diễn, dương tính và âm tính
5.4. Quy luật phụ thuộc vào cường độ của kích thích
CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÍ NGƯỜI
1. Quan hệ xã hội, nền văn hóa và tâm lí con người
Quan điểm DVBC và DVLS khẳng định tâm lí con người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. Tuy nhiên vẫn có những quan điểm trái ngược:
Thuyết tiến hóa thực chứng luận
Quan điểm xã hội học
Quan điểm DVBC và DVLS
Hoạt động và tâm lí
1. khái niệm chung về hoạt động
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khach thể) để tạo ra sản phẩm cho cả thế giới, cho cả con người (chủ thể).
Trong mqh đó có 2 qtr diễn ra đồng thời và bổ sung, thống nhất với nhau
Qtr đối tượng hóa
Qtr chủ thể hóa
Những đặc điểm của hoạt động
2. Các loại hoạt động
Xét về phương diện cá thể, có 4 loại: vui chơi, học tập, lao động và hoạt động xã hội
Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần): hoạt đọng thực tiễn và hoạt động lí luận
Có cách khác phân thành 4 loại:hđ biến đổi, hđ nhận thức, hđ định hướng giá trị, hđ giao lưu
3. Cấu trúc của hoạt động
Chủ nghĩa hành vi, cấu trúc hành vi: kích thích - phản ứng
Tâm lí học, cấu trúc bao gồm các thành tố diễn ra ở phía con người (chủ thể) thuộc các thành tố đơn vị thao tác của hoạt động. Có cấu trúc sau: hoạt động - hành động - thao tác
Giao tiếp và tâm lí
1. Giao tiếp là gì
Giao tiếp là mqh giữa con người với con người thể hiện sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau
Các hình thức:
Giữa cá nhân với cá nhân
Giữa cá nhân với nhóm
Giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng
2. Các loại giao tiếp
Theo phương tiện giao tiếp: giao tiếp vật chất, giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Theo khoảng cách: gt trực tiếp, gt gián tiếp
Theo quy cách: gt chính thức, gt ko chính thức
3. Quan hệ giao tiếp và hoạt động
Giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động
giao tiếp và hoạt động là hai phạm trù đồng đẳng
Có trg hợp giao tiếp là đk của một hoạt động khác
Có th hoạt động là đk để thực hiện mqh giao tiếp giữa con người với con người
4. Tâm lí của con người
Tâm lí của con người là kinh nghiệm xã hội - lịch sủ chuyển thành kn của bản thân, thông qua hoạt động vầ giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo
CHƯƠNG III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ, Ý THỨC
Sự hình thành và phát triển tâm lí
1. Sự nảy sinh và hình thành tâm lí về phương tiện loài người
1.1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí
1.2. Các thời kì phát triển tâm lí
Xét theo mức độ phản ánh trải qua 3 thời kì: cảm giác, tri giác, tư duy
a) Cảm giác, tri giác, tư duy
Thời kì cảm giác:
Đầu tiên trong phản ánh tâm lí
Xuất hiện ở động vật không xương sống
Thời kì tri giác: Các đây 300-350 triệu năm xuất hiện ở các loài cá, lưỡng cư, bò sát, chim. →Động vật có vú.
Thời kig tư duy
Tư duy bằng tay cách đây khoảng 10 triệu năm ở người.
Tư duy ngôn ngữ
1.3. Bản năng, kĩ cảo, hành vi trí tuệ
thời kì bản năng
xuất hiện từ loài côn trùng
hành vi bẩm sinh mang tính di truyền
ở người cũng có bản năng
Thời kì kĩ xảo
Hình thành sau bản năng
cá thể tự tạo bằng cách luyện tập lặp đi lặp lại
Kĩ xảo so với bản năng có tính mềm dẻo và kn biến đổi hơn
Thời kì hành vi trí tuệ
Do cá thể tự tạo trong quá trình sống
hành vi trí tuệ của con người gắn liền với ngôn ngữ, là hành vi có ý thức
2. Các giai đoạn phát triển tâm lí về phương diện cá thể
1. Khái niệm
Phát triển tâm lý người là một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lý đạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo các quy luật đặc thù.
2. Các giai đoạn phát triển tâm lí theo lứa tuổi
Sự hình thành và phát triển ý thức
1. Khái niệm chung về ý thức
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
1.2. Các thuộc tính cơ bản của ý thức
Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới
Ý thức thể hiện thái độ của con người đói với thế giới
Ý thức thể hiệ năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người
Khả năng tự ý thức: con người không chỉ ý thức về thế giới mà ở mwusc độ cao hơn con người có khả năng tự ý thức
2. Cấu trúc của ý thức
Mặt nhận thức
Mặt thái độ của ý thức
Mặt năng động của ý thức
2. Sự hình thành và phát triển của ý thức
1. Sự hình thành ý thức của con người
a) Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức
• Trước khi lao động con người hình dung ra trước cái cần làm ra và cách làm ra.
• Trong lao động con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tiến hành thao tác và hành động lao động.
• Kết thúc lao động con người có ý thức đối chiếu sản phẩm làm ra với mô hình tâm lý của sản phẩm.
b) Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp
• Nhờ có ngôn ngữ ra đời cùng với lao động mà con người có công cụ để xây dựng, hình dung ra mô hình tâm lý sản phẩm.
• Trong lao động, nhờ ngôn ngữ mà con người thông báo, trao đổi thông tin với nhau.
2.2. Sự hình thành và phát triển ý thức theo cá nhân
Ý thức cá nhân được hình thành trong lao động và thể hiện hoạt động của cá nhân.
Ý thức của cá nhân đuộc hình thành trong mối quan hệ giao tiếp của cá nhân với người khác và xã hội.
Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội.
Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình.
3. Các cấp độ của ý thức:
chưa ý thức, ý thức và tự ý thức, ý thức nhóm và ý thức tập thể
Chú ý - điều kiện của hoạt động có ý thức
1. Chú ý là gì
Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
2, Các loại chú ý:
có chủ định, không có chủ định, sau khi có chủ định
3. Các thuộc tính cơ bản của chú ý
Sức tập trung của chú ý
Sự bền vững của chú ý
Sự phân phối chú ý
Sự di chuyển chú ý