Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM
Khái niệm
Dạy học theo nhóm vừa là phương pháp dạy học vừa là hình thức tổ chức dạy học. Dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm nhỏ để trao đổi kiến thức và hợp tác với nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Cách thực hiện
Bước 1:Chuẩn bị
Dự kiến các đáp án và khả năng thảo luận của hs
Chuẩn bị phương tiện cần thiết cho hoạt động nhóm
Xác định nội dung thảo luận
Dự kiến việc tổ chức nhóm hs
Bước 3: Trình bày kết quả và tổng kết
HS trình bày kết quả
GV tổng kết ngắn gọn và kết luận từng nội dung. Ngoài ra giáo viên có thể khen ngợi, nhắc nhở tinh thần thái độ làm việc, cách ứng xử của các nhóm trong quá trình làm việc nhóm
Bước 2: Tiến hành làm việc theo nhóm
GV nêu vấn đề hướng dẫn học sinh cách làm việc nhóm
Các nhóm đọc lập làm theo hướng dẫn của giáo viên
GV chia lớp thành các nhóm giao nhiệm vụ và có thể giới hạn thời gian dành cho các nhóm, phát phiếu thảo luận nếu có
Tác dụng
giúp học sinh phát huy khả năng độc lập, chủ động trong học tập.
Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng thêm tính khách quan khoa học.
qua việc học với bạn, hợp tác với bạn mà tri thức của học sinh trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn
Các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe ý kiến nhận xét của bạn từ đó giúp các em tự tin hơn, hứng thú trong học tập và sinh hoạt tập thể.
giúp cho các em nhút nhát trở nên mạnh bạo hơn
Yêu cầu sư phạm
cần nghiên cứu và đưa vào sử dụng các kĩ thuật hoạt động nhóm, tránh tổ chức nhóm mang tính hình thức.
Tạo ra không khí thân thiện, thoải mái và tin cậy nhưng nghiêm túc trong nhóm, có như vậy học sinh mới thảo luận một cách tự nhiên và tự tin, tránh hiện tượng căng thẳng và hay đùa cợt khi thảo luận.
Tổ chức nhóm phù hợp, tránh tổ chức nhóm với số lượng học sinh lớn, không nên chỉ những học sinh khá làm nhóm trưởng, chú ý tới tính đồng đều của các nhóm
Cần tạo điều kiện để học sinh tự do bày tỏ ý kiến của mình, tranh luận với nhau. Cần động viên kịp thời bằng lời khen và tạo không khí thi đua giữa các nhóm.
Vấn đề đưa ra thảo luận trong nhóm phải thiết thưc, gần gũi và được học sinh quan tâm, câu hỏi thảo luận phải vừa sức với học sinh tiểu học ( nếu câu hỏi khó thì chia nhỏ thành những câu hỏi có tính chất gợi ý)
Ví dụ : Công nghệ lớp 3- bài Đèn học của em
Nội dung : đọc và tự tìm hiểu gọi tên, nhận dạng các bộ phận và tác dụng của các bộ phận của đèn học
GV chia lớp thành 3 nhóm tương ứng với nội dung cần tìm hiểu
Quan sát và gọi tên các bộ phận có của đèn học
Liệt kê các bộ phận của đèn học vào bảng, GV quan sát hỗ trợ HS
Nêu tác dụng của từng bộ phận trong đèn học : GV cho các nhóm thảo luận mời đại diện HS trình bày kết quả hoạt động của nhóm, GV tổ chức cho HS nhận xét bổ sung, GV chốt lại nội dung kiến thức trong hoạt động này: Đèn học giúp HS đọc sách rõ hơn, tránh tật cận thị ở mắt.