Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG KHXH Ở TIỂU HỌC, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU…
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG KHXH Ở TIỂU HỌC
KHÁI NIỆM
PP dạy học dự án là một hình thức dạy học , trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lí thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
VÍ DỤ
Bài "Vệ sinh hệ thần kinh" ở TN và XH lớp 3 cho HS tiến hành điều tra về các việc làm, thói quen gây hại cho hệ thần kinh và ghi báo cáo, GV hướng dẫn các em vẽ tranh về bảo vệ hệ thần kinh và dán trong lớp
PHÂN LOẠI
Theo quỹ thời gian thực hiện dự án
Dự án nhỏ
Thực hiện một số giờ học
Dự án trung bình
Thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học
Dự án lớn
Được thực hiện trong quỹ thời gian dài, tối thiểu là 1 tuần
Theo nhiệm vụ
Dự án kiến tạo
Tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất và thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác.
Dự án tìm hiểu
Là dự án khảo sát thực trạng đối tượng
Dự án nghiên cứu
Nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình
Theo mức độ phù hợp của nội dung học tập
Dự án mang tính thực hành
Là dự án có trong tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất
Dự án mang tính tích hợp
Là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động tìm hiểu như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn
CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
Xây dựng ý tưởng, lựa chọn chủ đề, tiểu chủ đề·
Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện dự án
Thu thập thông tin
Thảo luận với các thành viên khác
Thực hiện điều tra
Tham vấn Gv hướng dẫn
Bước 3: Kết thúc dự án
Tổng hợp các kết quả
Xây dựng sản phẩm
Trình bày kết quả
Phản ánh lại quá trình học tập
LƯU Ý
Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với khả năng và trình độ của HS
HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân
Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm
Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
Dạy học dự án rất thích hợp để tổ chức dạy học các ứng dụng kĩ thuật của vật lý hay vận dụng các kiến thức vật lý để giải quyết các vấn đề thực hiện.
Dạy học dự án không phù hợp với các bài học đòi hỏi sự trình bày chính xác, chặt chẽ và hệ thống ( đại lượng vật lý, định luật, thuyết vật lý)
ĐẶC ĐIỂM
Mang tính phức hợp liên môn
: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức tạp hơn.
Định hướng hứng thú người học
: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
Định hướng thực tiễn
: chủ đề dự án xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội
Tính tự lực của người học:
Người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học, đòi hỏi người học cần có tính trách nhiệm và sáng tạo. Tuy nhiên, mức độ tự lực còn phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của người học
Định hướng hành động
: từ quá trình thực hiện kết hợp giữa nghiên cứu và vận dụng lý thuyết qua đó kiểm tra củng cố, mở rộng hiểu biết và rèn luyện kĩ năng hành động.
Công tác làm việc:
sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhiệm vụ, dự án
Định hướng sản phẩm
: các sản phẩm của dự án không chỉ là những thu hoạch lý thuyết mà có thể là những sản phẩm gắn với thực tiễn có thể đưa ra công bố
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
KHÁI NIỆM
Là PPDH GV đặt ra những tình huống có vấn đề, gợi tình huống có vấn đề cho HS, cho HS tự mình giải quyết vấn đề, thông qua đó nắm được kiến thức mới lẫn PP đi tới kiến thức đó, đồng thời phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và hình thành thế giới quan khoa học
CÁC BƯỚC TIẾN
Xây dựng tình huống có vấn đề
Bước 1: Nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bài học để lựa chọn nội dung đáp ứng được tình huống có vấn đề
Bước 2: Phân tích nội dung, liên hệ với những kiến thức HS đã biết, đã được học để giải quyết mâu thuẫn.
Bước 3: Hoàn thiện tình huống có vấn đề và dự kiến các hướng HS có thể đưa ra giải quyết
Giải quyết vấn đề
Bước 4: Tiếp nhận tình huống có vấn đề, phân tích vấn đề, nội dung của tình huống xác định nhiệm vụ cần thực hiện.
Bước 5: HS huy động kiến thức liên quan và đưa ra những giải quyết
Bước 6: Dựa vào tri thức đã có để lập luận, nghiên cứu thêm thông tin mới để khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, phương án đã đề xuất, trình bày giải pháp
Bước 7: Nhận xét, đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu và rút ra kết luận
TÁC DỤNG
HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức
" giải quyết vấn đề" không còn chỉ phụ thuộc phạm trù phương pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành một mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội.
PP này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có. Hs sẽ đánh giá thấy được vấn đề cần giải quyết .
HS sẽ huy động và được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm
HS lĩnh hội được tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề không chỉ còn nằm trong nội dung phương pháp dạy học mà trở thành cụ thể hóa mục tiêu và phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Phát triển khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khả năng khác nhau để giải quyết vấn đề tốt nhất
Góp phần tích cực hình thành tư duy phê phán, tu duy sáng tạo cho HS trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức đã có của HS để xem xét, đánh giá và giải quyết vấn đề
Nhược điểm
Đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với phương pháp thông thường
Đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức
LƯU Ý
Đối với những bài học có nội dung đơn giản không có tính vấn đề thì không thể áp dụng ppdh này.
GV phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng để không bất ngờ trước các tinh huống của HS, phải có kĩ năng dẫn dắt HS giải quyết vấn đề
GV thường khó chủ động trong việc đảm bảo tiến độ bài học khi HS chưa quen với việc học tập chủ động
GV cần nắm vững ppdh này, đầu tư trí tuệ và thời gian nghiên cứu kĩ bày dạy,tham khảo tài liệu để xây dựng tình huống có vấn đề