Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHÓM 5: NỘI DUNG GIAO TIẾP GIỮA GV VÀ CÁC LỰC LƯỢNG GD - Coggle Diagram
NHÓM 5: NỘI DUNG GIAO TIẾP GIỮA GV VÀ CÁC LỰC LƯỢNG GD
Nội dung giao tiếp giữa giáo viên với cha mẹ học sinh
Mục đích của nội dung này là giáo viên và cha mẹ học sinh cùng nhau giáo dục học sinh- con của họ.
Trong đó, chủ yếu:
Giáo viên sẽ cung cấp thông tin về hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trên lớp
Giáo viên cung cấp cho cha mẹ học sinh hiểu rõ đặc điểm của lớp mk phụ trách, điều kiện cụ thể của trường, truyền thống tốt đẹp, thuận lợi và khó khăn của nhà trường, mục tiêu phấn đấu của trường để giúp gia đình hiểu rõ hơn về nhà trường, yêu cầu giáo dục học sinh
Giáo viên trao đổi với gia đình để họ hiểu rõ trách nhiệm của nhà trường, những gì trường làm được cho học sinh, những gì nhà trường không thể thay thế gia đình
Giáo viên có thể tư vấn gia đình kiến thức về tâm lí học, giáo dục học, trao đổi về phương pháp giáo dục của gia đình đối với học sinh
Cha mẹ học sinh cung cấp về việc học sinh tự học ở nhà, các hoạt động, sinh hoạt tại nơi cư trú của con họ.
Ngoài ra nội dung còn là mong muốn của nhà trường về sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh với nhà trường trong phát triển nhà trường và thực hiện các kế hoạch năm học, trong giáo dục học sinh
Trước khi trao đổi, giáo viên cần tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, cách giáo dục của cha mẹ học sinh, thuận lợi và khó khăn của học sinh khi sống trong gia đình đó
Nội dung quan trong để phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình là thống nhất cơ chế phối hợp, cách thức trao đổi thông tin về học sinh giữa giáo viên và cha mẹ học sinh
Ví dụ
Học sinh A bắt nạt một học sinh khác, khiến cho bạn tổn thương đến phát khóc. Với vai trò là giáo viên, bạn buộc phải hẹn gặp phụ huynh để cùng trao đổi về hành vi đó của con.
Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng một lời chào thân thiện. Xin chào anh, chị, tôi là giáo viên của con. Anh, chị có sẵn sàng cho cuộc gặp của chúng ta chứ? Theo phản xạ, có những phụ huynh sẽ chủ động chớp lấy cơ hội để xả hết những điều họ đang suy nghĩ. Hãy để cho phụ huynh làm điều đó. Sau đó hãy gửi cho phụ huynh thông điệp của sự hợp tác: “Tôi cần chia sẻ với anh/chị về những gì đã xảy ra với con ngày hôm nay và mong muốn cùng với anh chị tìm cách để hỗ trợ con”.
Tập trung vào vấn đề. Trao đổi với phụ huynh một cách chính xác về tất cả mọi thứ xảy ra. Phụ huynh cần phải biết đầy đủ mức độ của vụ việc: Hôm nay, A đã chơi cùng với một học sinh khác rất tốt. Sau đó hai bạn đã có mâu thuẫn và A đã bắt nạt bạn và khiến bạn học sinh đó phải khóc
Đặt mình vào vị trí của phụ huynh và xem xét những gì họ đang nghe. Khi một phụ huynh nhận được một cuộc gọi từ trường về việc con trai họ đánh một đứa trẻ khác. Nó khiến phụ huynh hết sức lo lắng. Sự lo lắng ấy khiến cho chính phụ huynh cũng cảm thấy như thể họ là một trong những nguyên nhân của vấn đề. Trừ khi các bậc cha mẹ hoàn toàn chán nản, thất vọng với con, còn lại, đa số phụ huynh sẽ cảm thấy một chút mặc cảm và tự trách mình về hành vi của con. Dành thời gian cho phụ huynh đặt ra các câu hỏi là cách tốt để bạn không phải nói quá nhiều và khiến phụ huynh cảm thấy thoái mái hơn
Đưa ra các phản hồi tích cực. Nhiều phụ huynh cảm thấy khó chịu về các vấn đề về hành vi của con. Họ có phản ứng muốn bảo vệ con khỏi sự bất công khi thấy giáo viên liên tục liệt kê những điều con đã làm sai. Hãy cho phụ huynh biết rằng, bạn đã không dán nhãn hay trù dập con và bạn sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ con.
Gợi mở cho phụ huynh về những việc cần làm
Hãy hướng dẫn phụ huynh những công việc cụ thể mà họ có thể làm. Ví dụ như, yêu cầu con viết một lời xin lỗi ngắn. Hãy coi đó là một phần của bài tập về nhà tối nay.
Nội dung giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên:GV với GV là quan hệ đồng nghiệp. Nội dung giao tiếp của GV với GV xoay quanh các hoạt động dạy học và giáo dục HS.
Về nội dung dạy học: Trao đổi nội dung về chuyên môn nếu cùng tổ, nhóm chuyên môn:
Giúp GV có thêm kiến thức môn học và khai thác tài liệu, sách giáo khoa, kinh nghiệm trong sử dụng các phương pháp giảng dạy,...
Việc trao đổi chuyên môn giữa GV là cần thiết nhưng cũng là việc tế nhị. Ai cũng có nhu cầu tự khẳng định bản thân nên mọi người đều cố gắng học hỏi => Giúp mọi người học hỏi lẫn nhau, cùng nâng cao năng lực chuyên môn của mình.
Nội dung trao đổi chuyên môn sẽ diễn ra thuận lợi khi mỗi GV thực sự hiểu nhau, có mong muốn chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của nhau => Người ta đang chú trọng xây dựng văn hóa nhà trường thành văn hóa của tổ chức biết học hỏi.
Giao tiếp giữa GV với Gv sẽ có hiệu quả khi đều hướng tới cái chung là bản thân mỗi thầy cô phát triển để học sinh được tham gia những giờ học bổ ích, hiệu quả nhất.
Có thể trao đổi với GV cùng chuyên môn để củng cố, phát triển chuyên môn của mình và của nhóm.
Có thể trao đổi với GV khác chuyên môn để mở rộng hiểu biết, giảng dạy môn học mình phụ trách tốt hơn.
Về nội dung giáo dục:
GV có thể trao đổi với nhau về phương pháp giáo dục HS, về những trường hợp HS cụ thể, như những HS cá biệt về học tập, đạo đức
Với những học sinh cá biệt => Rất cần có sự thống nhất và đồng thuận trong các biện pháp giáo dục => Cần giáo viên phải trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để hoạt động giáo dục được thống nhất và đạt hiệu quả.
Thông thường nội dung này thường xảy ra giữa GV bộ môn và GV chủ nhiệm của một lớp khi lớp có những sự cố nào đó.
Có một số tình huống GVCN nhờ GVBM “để mắt” đến một số “trường hợp” của lớp mình.
Có thể GVCN lớp dưới “bàn giao” lớp cho GVCN lớp trên => Trao đổi khá kĩ về toàn bộ tình hình của lớp và những vấn đề cần lưu ý. Đồng thời, còn tiếp tục trao đổi thêm thông tin khi có vấn đề nảy sinh.
Bên cạnh giao tiếp để trao đổi các nội dung xoay quanh hoạt động dạy học và giáo dục thì giao tiếp giữa GV và GV còn có nội dung riêng theo từng nhóm.
Nhóm có thể là nhóm theo tổ chuyên môn, có thể là nhóm theo tuổi nghề và giới tính.
Về những vấn đề vừa liên quan chuyên môn, vừa liên quan vấn đề riêng theo từng nhóm. => Các thành viên trong nhóm, trong trường hiểu nhau hơn và gắn bó nhau hơn, làm cho mỗi nhóm và cả nhà trường trở thành một tập thể đoàn kết, thống nhất.
Tóm lại, nội dung giao tiếp giữa GV và GV có thể khác nhau, nhưng đã là đồng nghiệp thì chủ yếu các nội dung giao tiếp đều có mục đích vì sự phát triển của HS, sự phát triển của bản thân giáo viên và chất lượng giáo dục của nhà trường.
VD: Ví dụ nội dung giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên
Trong cuộc họp với các cán bộ giáo viên đã đưa ra ý kiến thảo luận về quá trình dạy học và giáo dục của học sinh. Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học.
Giáo viên đưa ra ý kiến của mình với cán bộ giáo viên khác ví dụ cụ thể về một phương pháp chia nhóm học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện bản thân học sinh trong quá trình học tập
Các giáo viên đưa ra ý kiến của mình về phương pháp dạy học tập bộ môn cùng thực hiện để có kết quả tốt nhất không chỉ cho học sinh mà còn nâng cao trình độ các cá nhân
Cụ thể các giáo viên cùng chuyên môn tham ra dự giờ các lớp học mà giáo viên dạy sau đó nhận xét về quá trình dạy học của giáo viên đó cũng như đóng góp ý kiến giáo viên đó dạy như thế nào, có làm học sinh hứng thú hay không,… từ đó các giáo viên trao đổi chia sẻ,đóng góp ý kiến, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao năng lực chuyên môn của mình
Nội dung giao tiếp giữa giáo viên với lực lượng xã hội:
Nội dung cụ thể của các cuộc giao tiếp giữa GV với các lực lượng xã hội là:
Thống nhất kế hoạch giữa nhà trường với các lực lượng xã hội để thảo luận, trao đổi, bàn bạc để triển khai nội dung, hình thức giáo dục cụ thể cho HS.
GV có thể khéo léo xác định rõ trách nhiệm của từng lực lượng trong tổ chức giáo dục.
Thống nhất giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong kiểm tra hoạt động ngoài nhà trường của HS, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục HS.
GV tuyên truyền ý nghĩa và tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự giúp đỡ của các lực lượng xã hội giúp đỡ nhà trường. Ví dụ là xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.
Các tổ chức như Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi...có thể tham gia vào những việc làm cụ thể để hỗ trợ nhà trường.
Các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp cũng tham gia tổ chức các buổi tham quan, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt tập thể cho HS.
Kết luận: nội dung giao tiếp của GV với các lực lượng xã hội là trao đổi để mọi người biết mục đích giáo dục HS từ đó thống nhất các nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động; sự phối hợp và trách nhiệm của các bên, thống nhất kế hoạch tổ chức và những đóng góp cụ thể về nhân lực, vật lực của các lực lượng xã hội trong các hoạt động giáo dục HS.
Ví dụ về giáo tiếp của giáo viên với các lực lượng xã hội
Giáo viên cùng với lượng lượng xã hội bàn về các hoạt động giáo dục cho học sinh mà tổ chức này có thể tham gia, để tổ chức này có thể đưa ra những ý kiến và việc làm cụ thể để hỗ trợ nhà trường.
Giáo viên cần đưa ra nội dung cụ thể để thống nhất kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức để thảo luận, bàn bạc và triển khai nội dung đến học sinh.
Cụ thể: giáo viên cùng với lực lưỡng xã hội là đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bàn về hoạt động tổ chức buổi lễ kết nạp Đảng cho học sinh. Giáo viên cùng với lực lượng này sẽ đưa ra những nội dung cụ thể để bàn bạc và thống nhất kế hoạch giữa nhà trường với đoàn thanh niên. Sau khi thống nhất được nội dung và vấn đề thì sẽ triển khai nội dung đến học sinh.