Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Tuần 8- KHTN - Coggle Diagram
Tuần 8- KHTN
Xương cá
Tác dụng đối với hs Tiểu học:
- Giúp cho việc xác định nguyên nhân nhanh chóng và hiệu quả
- Giúp hs hiểu nội dung bài học một cách có hệ thống
- Giúp hs tiếp cận được nhiều cách học khác nhau
- Rèn kĩ năng tập trung tư duy, quyết định của hs
- Dựa vào biểu đồ xương cá, hs sẽ dễ nhớ được kiến thức bài học
Cách tiến hành:
- Bước 1: Xác định vấn đề cần quan tâm
- Bước 2: Tìm những nội dung chính
- Bước 3: tìm những nội dung phụ
- Bước 4: Chọn lọc và đưa ra kết luận
Ưu điểm:
- Là ppdh tích cực có lợi cho cả giáo viên và học sinh
- Giúp hs hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học, các kiến thức được thể hiện rất rõ ràng trên xương cá
- Là công cụ giúp hs nắm bắt được trọng điểm của kiến thức được nêu ra
Một số lưu ý:
- Gv cần giúp cho hs tìm ra nội dung chính trong bài
- Cần giúp cho hs biết cách tóm gọn nội dung trong bài
Mục tiêu:
- Giúp học sinh hình thành khả năng hệ thống hóa kiến thức
- Phát triển khả năng tư duy cho học sinh nhờ hệ thống hóa kiến thức
- Tạo không khí học tập sôi nổi cho các em
Ví dụ: Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quan Tống xâm lược lần thứ 2 (lịch sử và địa lý lớp 4)
- Bước 1: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Tống
- Bước 2: Tìm hiểu những nội dung chính
- Những chuẩn bị của nhà Lý
- Diễn biến của cuộc kháng chiến
- Kết quả của cuộc kháng chiến
- Bước 3: Tìm hiểu những nội dung phụ:
- Chuẩn bị:
- Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt
- Lý Thường Kiệt chia quân thành 2 đạo quân
- Cho quân đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống
- Diễn biến:
- Năm 1706 với 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu của quân Tống
- Lý Thường kiệt đánh quân Tống trên bờ sông Như Nguyệt
- Kết quả: Quân Tống bại trận
- Bước 4: gv đưa ra kết luận
Khái niệm: Là một dạng biểu kĩ thuật đồ họa có hình dạng giống xương cá hay còn gọi là biểu đồ nguyên nhân, kết quả, là phương pháp nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp.
Thẻ bậc thang
Nhược điểm:
- Gv không tổ chức hợp lí có thể sẽ gây mất thời gian
- Hs thảo luận có thể có nhiều ý kiến dẫn đến tranh cãi
- Hs chưa biết cách để đưa ra câu hỏi trọng tâm dành cho các nhóm
Cách tiến hành:
- Hs mỗi nhóm được nhận một số thẻ
- Hs xếp các thẻ theo thứ tự quan trọng giảm dần hoặc tăng dần theo hình thức bậc thang
- Hs các nhóm so sánh sự khác nhau giữa các nhóm
- Mỗi nhóm có quyền đặt tổng số 5 câu hỏi cho tất cả các nhóm khác trong lớp về sự khác nhau giữa nhóm mình và các nhóm khác
Ưu điểm:
- Phát triển các kĩ năng tư duy thảo luận, phân tích và đặt câu hỏi cho hs.
- Phát triển khả năng làm việc nhóm
- Nhiệm vụ được giao theo nhóm nên tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm
- Tạo cơ hội cho các hs được thảo luận với nhau
Lưu ý:
- Phải xác định rõ số thẻ phù hợp với số hs trong nhóm, số lượng thẻ và thành viên trong các nhóm là như nhau
- Xác định thời gian phù hợp để hs hoạt động
Vai trò:
- Kĩ thuật này giúp hs xác định theo thứ tự ưu tiên những ý tưởng hoặc những thông tin về vấn đề học tập (hoặc các vấn đề khác)
- Tạo cơ hội để cho hs thảo luận cho những lựa chọn theo thứ tự ưu tiên mình xác định.
Ví dụ: Bài 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm (SGK Tn&xh lớp 3)
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4-5 bạn, mỗi nhóm được nhận 5 thẻ
- Thẻ 1: chơi đá cầu
- Thẻ 2: chơi ô ăn quan
- Thẻ 3: chơi đuổi nhau
- Thẻ 4: chơi nhảy dây
- Thẻ 5: chơi đá bóng
- Hs xếp các thẻ theo thứ tự nguy hiểm dần trong thời gian 2 phút
- Các nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình và so với các nhóm khác
- Đặt tối đa 5 câu hỏi cho cả lớp về sự khác nhau giữa nhóm mình với nhóm khấc: Nhóm tớ khác các nhóm như thế nào? các cậu giải thích xem tại sao thẻ 3 nhóm tớ lại cho là nguy hiểm nhất?,...
Khái niệm: Kĩ thuật thẻ bậc thang là kĩ thuật dạy học tích cực mà ở đó hs sẽ xác định được thứ tự ưu tiên của ý tưởng học tập và kĩ năng hợp tác, tư duy phê phán, ra quyết định.
KT Khăn trải bàn
Khái niệm
Kĩ thuật khăn trải bàn là 1 KTDH thể hiện quan điểm/chiến lược học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
Mục đích
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Tác dụng đối với HS
- Giúp HS tiếp cận được nhiều với nhiều giải pháp khác nhau
- Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết điinh và giải quyết vấn đề
- Giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến củamình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.
- Tăng cường sự hợp tác và giáo tiếp của HS, giúp các em chia sẻ công việc lẫn nhau
Cách tiến hành
- Chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0
- Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quạnh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh" khăn trải bàn"
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của " khăn trải bàn"
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng vào phần giấy của mình trên "khăn trai bàn"
Chú ý
- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở
- Trong trường hợp só HS trong nhóm quá đông không đủ chỗ trên "khăn trải bàn" có thê rphats chp học sinh những mảnh giấy nhỏ để HS ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào xung quanh " khăn trải bàn"
- Tromg quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính nhuwcng ý kiến thống nhất vào giữa khăn trải bàn
- Những ý kiến trùng nhau có thể chồng lên nhau
- Những ý kiến thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở phần xung quanh khăn
Mảnh ghép
Khái niệm
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm
-
Cách tiến hành
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
- Hoạt động theo nhóm 3-8 người( số nhóm chia bằng số chủ đề)
- Mỗi nhóm được giao 1 nhiệm vụ
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại ý kiến của mình
- Khi thảo luận nhóm phải đảo bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trờ thành " chuyên gia" của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
- Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới ( 1-2 người từ nhóm 1, 1-2 người từ nhóm 2,...)
- Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm chia sẻ đầy đủ với nhau
- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẽ kết quả
Ý nghĩa, vai trò
- Một trong những kĩ thuật dạy học tích cực thường được sử dụng trong dạy học KHTN và các môn học khác
- HS phát huy tối đa vai trò, khả năng nghiên cứu và hợp tác làm việc, giải quyết vấn đề
Lưu ý
- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ỏ vòng 1 ( chuyên gia) cung nghiên cứu 1 chủ đề
- Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,...n
- Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự
Lược đồ tư duy
Khái niệm
Là một sơ đồ nhằm trình bày 1 cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về 1 chủ đề. Lược đồ tư duy cos thể viết trên giấy, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
Cách tiến hành
Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh viết 1 khái niệm phản ánh nội dung lớn của chủ đề viết bằng chữ in hoa.Nhanh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp các nội dung thuộc nhánh chính đó, các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường
Viết tên chủ đề trung tâm, hay vẽ 1 hình ảnh phản ánh chủ đề
-
Ưu điểm
-
-
Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại.
Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng
Nhược điểm
-
Một số nội dung, định nghĩa, khái niệm khi sơ đồ hóa không truyền tải hết nội dung khoa học của vấn đề
-
Nếu lạm dụng sơ đồ hóa sẽ gây ra cho HS bị loạn kiến thức, mất phương hướng trong việc tiếp thu bài giảng
Với những giáo viên chưa sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm hỗ trỡ thì việc sơ đồ hóa nội dung kiến thức trên máy tính tương đối khó khăn
Kĩ thuật :Tạo nhóm
Khái niệm
Là KTDH trong đó GV là người tổ chức cho HS chia thành các nhóm để thực hiện giải quyết các nhiệm vụ học tập. Thông qua đó HS có thể tích cực tương tác và trao đổi nhằm hình thành được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng và tích lũy được vốn kinh nghiệm.
Cách tiến hành
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Lập kế hoạch làm việc
- Thỏa thuận quy tắc làm việc
- Phân công trong nhóm từng cá nhân làm việc độc lập.
- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
- Các nhóm quan sát, lắng nghe, bình luận và bổ sung ý kiến.
- GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo.
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
- GV giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
ưu điểm
-
-
Khắc phục hiệu quả được 2 vấn đề gây ra tương tác nhóm:
- Các thành viên trong nhóm đưa ra ý tưởng 1 cách miễn cưỡng bởi vì sợ bị chỉ trích hoặc họ là người nhút nhát hay ít nói.
- Là công cụ tiết kiệm thời gian trong việc thảo luận.
-
Phòng tranh
Khái niệm
Là kĩ thuật giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề học tập bằng cách trưng bày ý tưởng của cá nhân hoặc một nhóm xung quanh lớp học như một triển lãm tranh thực sự.
Tiến trình dạy học
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ học tập: Thiết kế nhiệm vụ học tập bằng tranh vẽ, làm mô hình, nặn đất
-
-
Kết thúc thời gian xem triển lãm tranh, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thu được tại mỗi bức tranh.
ưu điểm
– Phát huy năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực thuyết trình, giúp HS tự tin trong giao tiếp
-
-
nhược điểm
-Lớp học còn ồn nên nếu HS không tập trung sẽ dễ bị phân tán do các nhóm cùng thuyết trình vào một thời gian
-
Tia chớp
Khái niệm
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
Các bước tiến hành
-
Từng người một nói ra suy nghĩ của mình thật nhanh và ngắn gọn khoảng 1-2 câu về câu hỏi đã thoả thuận.
-
-
Ổ bi
Khái niệm
Là kĩ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành 2 nhóm ngồi theo 2 vòng tròn đồng tâm như 2 vòng của ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện lần lượt với cá thành viên nhóm khác
Vai trò
Không chỉ giao tiếp trong nhóm HS còn có cơ hội giao tiếp trao đổi ý kiến với từng thành viên trong nhóm bạn giú HS hiểu được đầy đủ ND cần truyền đạt
Cách thực hiện
- Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác
- Sau 1 ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới
- Nhận xét đánh giá
-