Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Đại cáo Bình ngô - Coggle Diagram
Đại cáo Bình ngô
Nêu luận đề chính nghĩa
Tư tưởng nhân nghĩa
Theo quan niệm của đạo Nho
nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
Nguyễn Trãi
chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa
đem đến nội dung mới: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo
Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt
Nhân tố
Phong tục riêng: Bắc - Nam
Truyền thống lịch sử lâu đời
Có lãnh thổ riêng
Có tự thế độc lập sánh ngang với triều đại của các nước Trung Quốc
Có nền văn hiến lâu đời
Có hào kiệt
Nghệ thuật
Các từ ngữ: “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”, “cũng khác” cho thấy sự tồn tại hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, có chủ quyền và văn hiến.
Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên ngôn.
Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu và nước mắt
Những âm mưu và tội ác của kẻ thù
Chữ “nhân”, “thừa cơ” → vạch rõ luận điệu giả nhân giả nghĩa, “mượn gió bẻ măng” của kẻ thù
Tàn sát người vô tội: “Nướng dân đen... tai vạ”.
Bóc lột tàn tệ, dã man: “Nặng thuế...núi”.
Huỷ diệt môi trường sống: “Người bị ép...cây cỏ”.
Hình ảnh nhân dân: tội nghiệp, đáng thương, khốn khổ, điêu linh, bị dồn đuổi đến con đường cùng. Cái chết đợi họ trên rừng, dưới biển: “Nặng nề... canh cửi”,...
Hình ảnh kẻ thù: tàn bạo, vô nhân tính như những tên ác quỷ: “Thằng há miệng... chưa chán”.
Nghệ thuật viết cáo trạng:
Dùng hình tượng để diễn tả tội ác của kẻ thù
“Nướng dân đen ...tai vạ”
Đối lập
Hình ảnh người dân vô tội »« Kẻ thù
Bị bóc lột, tàn sát dã man. Tàn bạo, vô nhân tính.
Phóng đại
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn ko ghi hết tội/ Dơ bẩn thay, nước Đông Hải ko rửa sạch mùi”
Câu hỏi tu từ
“Lẽ nào...chịu được?”" tội ác trời không dung, đất không tha của quân thù.
Giọng điệu
uất hận trào sôi, cảm thương tha thiết, nghẹn ngào
Bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Hình tượng chủ tướng Lê Lợi
hình tượng tâm lí, được miêu tả bằng bút pháp chủ yếu: tự sự - trữ tình.
Cách xưng hô: “ta” → khiêm nhường.
Nguồn gốc xuất thân: chốn hoang dã nương mình.
→ bình thường → người anh hùng áo vải
Có một nội tâm vận động dữ dội (diễn tả qua hàng loạt các từ miêu tả tâm lí, sự biến động nội tâm con người: ngẫm, căm, đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, đắn đo, trằn trọc, mộng mị, băn khoăn, đăm đăm, cầu hiền, chăm chăm)
Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn qua lời bộc bạch của Lê Lợi
Quân thù: đang mạnh, tàn bạo, xảo trá.
Quân ta: lực lượng mỏng, thiếu nhân tài, lương thảo khan hiếm
Sức mạnh giúp ta chiến thắng
Tấm lòng cứu nước.
Ý chí khắc phục gian nan
Sức mạnh đoàn kết: “tướng sĩ một lòng phụ tử”, “nhân dân bốn cõi một nhà”
Sử dụng các chiến lược, chiến thuật linh hoạt: “Thế trận xuất kì...địch nhiều”.
Tư tưởng chính nghĩa: “Đem đại nghĩa...thay cường bạo”.
Quá trình phản công và chiến thắng
Khí thế của quân ta: hào hùng như sóng trào bão cuốn. các hình ảnh so sánh- phóng đại → tính chất hào hùng
Khung cảnh chiến trường: ác liệt, dữ dội khiến trời đất như đảo lộn (“sắc phong vân phải đổi”, “ánh nhật nguyệt phải mờ”).
Những chiến thắng của ta: dồn dập, liên tiếp (các câu văn điệp cấu trúc, mang tính chất liệt kê: “Ngày 18.../ Ngày 20.../ Ngày 25.../ Ngày 28...”)
Hình ảnh kẻ thù
Tham sống, sợ chết, hèn nhát, thảm hại
Thất bại của kẻ thù: thê thảm nhục nhã
Tuyên bố thắng trận, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa và nêu lên bài học lịch sử.
Giọng văn: trang nghiêm, trịnh trọng → Tuyên bố, khẳng định với toàn dân về nền độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước đã được lập lại
Bài học lịch sử
Sự thay đổi thực chất là sự phục hưng dân tộc là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền
Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại làm nên chiến thắng