Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Công cuộc đổi mới của Việt Nam năm 1986 - Coggle Diagram
Công cuộc đổi mới của Việt Nam năm 1986
Bối cảnh
Trước Đổi Mới 1986, nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng do cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, bị các nước bao vây cấm vận. Nguồn viện trợ từ Liên Xô và các nước XHCN cũng bị cắt giảm. Đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn.
Trước tình đó, Đảng và Nhà nước đã dũng cảm “nhìn thẳng vào sự thật” và nhận ra, đã đến lúc phải đổi mới tư duy về kinh tế.
Đường lối đổi mới của đảng năm 1986
3: Tiếp tục thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì phải lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng...
4: Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội nói chung, nhất là đối với lực lượng vũ trang (quân đội và công an)...
2: Phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, vì đây là nhân tố tiên quyết để thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa...
5: Hội nhập và hợp tác với quốc tế, nhưng độc lập về chính trị, giữ vững chủ quyền quốc gia, tiếp tục thực hiện con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội...
1: Thực hiện công cuộc đổi mới có nghĩa là thay đổi phương thức, chiến lược mới để đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng không xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
6: Công cuộc đổi mới cần có những bước đi thích hợp để bảo đảm vừa đổi mới, vừa ổn định. Đổi mới phải bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, sau đó đến chính trị. Ngay trong đổi mới kinh tế cũng đi từ đổi mới lĩnh vực nông nghiệp rồi đến các lĩnh vực khác...
Những khó khăn và hạn chế trong đường lối
đổi mới đất nước
Nguồn viện trợ từ Liên Xô và các nước XHCN bị cắt giảm => Khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội. Bị các nước Mỹ và phương Tây cấm vận => Khó khăn trong xuất khẩu & thương mại.
Kinh tế phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu, chưa thật sự bền vững. Năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế còn thấp.
Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam còn một số vấn đề chưa rõ, chưa sâu sắc hoặc chưa cụ thể.
Quá trình thực hiện đường lối đổi mới của
Việt Nam từ 1986 đến nay
Nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội và sản xuất: Mở cửa nền kinh tế để phát triển thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tăng cao. Thu nhập bình quân tăng, đời sống nhân dân cũng tăng.
Gia nhập và ký kết các tổ chức thương mại lớn trong khu vực và trên thế giới. Cùng với nghệ thuật ngoại giao nên Việt Nam dễ dàng hợp tác hữu nghị và hợp tác chiến lược với các quốc gia khác trên thế giới, đôi bên đều có lợi.
Mở rộng giao lưu văn hóa thế giới, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú hơn đời sống văn hóa. Phát triển nền giáo dục và công nghiệp phù hợp với xu hướng đi lên của thế giới.
Tuy nhiên xã hội phát triển không đồng đều ở một số khu vực trên cả nước. Tự phát triển của nền kinh tế chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, còn nhiều yếu tố chưa bảo đảm tăng trưởng cao và lâu bền, còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định.
Liên kết nguồn tài liệu
https://vksndtc.gov.vn/tin-vks/quan-diem-duong-loi-chien-luoc-cua-dang-cong-san-v-d6-t3533.html
https://baoquankhu1.vn/trang-in-255046.html/
http://congdoankontum.vn/chinh-tri-xa-hoi/THANH-TUU,-HAN-CHE-VA-NHUNG-VAN-DE-DAT-RA-QUA-GAN-30-NAM-DOI-MOI-O-VIET-NAM-434