CHƯƠNG III. PHÁN ĐOÁN
I. KHÁI LƯỢC VỀ PHÁN ĐOÁN
1. Định nghĩa
Phán đoán là một hình thức tồn tại cơ bản của tư duy, được hình thành trên cơ sở liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định sự tồn tại của đối tượng, các thuộc tính cũng như các mối liên hệ của đối tượng của nó ở phẩm chất xác định.
2. Các đặc trưng logic của phán đoán
a) Phán đoán có đối tượng và nội dung phản ánh xác định
- Đối tượng phản ánh của phán đoán: là đối tượng hay lớp những đối tượng mà phán đoán hướng tới để phản ánh. Đối tượng có thể là svht, hiện tượng hay quá trình.
- Nội dung phản ánh của phán đoán:
- Là các dấu hiệu hoặc các thuộc tính thuộc hay không thuộc về đối tượng hoặc lớp đối tượng mag phán đoán phản ánh.
- Dùng để khẳng định hay phủ định về sự tồn tại của bản thân đối tượng, các thuộc tính hay các mối liên hệ của đối tượng.
- Quan hệ giữa các đối tượng hay lớp đối tượng mà phán đoán phản ánh
- Các quan hệ cùng tồn tại của các dấu hiệu hoặc thuộc tính của đối tượng hoặc lớp đối tượng.
- Các quan hệ không cùng tồn tại của các dấu hiệu hoặc thuộc tính của đối tượng hoặc lớp đối tượng.
- Các quan hệ phụ thuộc, nhân quả, trươc sau...giữa đối tượng này với đối tượng khác, giữa đối dấu hiệu, thuộc tính riêng của đối tượng với dấu hiệu, thuộc tính khác của cùng đối tượng ấy.
b) Phán đoán có cấu trúc logic xác định
c) Phán đoán luôn mang một giá trị logic xác định
- Giá trị logic của phán đoán được hiểu là sự phù hợp hay không phù hợp của nội dung phản ánh của phán đoán với hiện thực.
- Nếu nội dung phản ánh của phán đoán phù hợp với hiện thực thì giá tị logic của phán đoán đó là chân thực (=1). Ngược lại, giả dối (=0)
d) Phán đoán luôn được thể hiện dưới dạng một câu trần thuật hay mệnh đề
- Câu là một đơn vị tồn tại cơ bản của ngôn ngữ, là phạm trù của ngôn ngữ học. Cấu trúc ngữ pháp của câu thể hiện đặc điểm riêng của từng ngôn ngữ do điều kiện lịch sử của từng dân tộc quy định. Tức ở các ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau, kết cấu ngữ pháp của câu là khác nhau.
- Ngôn ngữ là phương tiện để thiết lập, thể hiện và sử dụng khái niệm.
-> Phán đoán và câu có quan hệ chặt chẽ, mỗi phán đoán luôn được thể hiện dưới dạng câu những không phải câu nào cũng là phán đoán
II. CÁC LOẠI PHÁN ĐOÁN
1. Phán đoán đơn
a) Định nghĩa
- Phán đoán đơn là phán đoán được tạo thành từ mối liên kết giữa hai khái niệm.
b) Kết cấu logic của phán đoán đơn
Phán đoán đơn gồm 4 bộ phận sau:
- Chủ từ: là bộ phận thể hiện đối tượng hay lớp đối tượng mà phán đoán phản ánh.
- Vị từ: là bộ phận thể hiện nội dung phản ánh của lớp những thuộc tính hay lớp những quan hệ của đối tượng, lớp đối tượng mà phán đoán phản ánh.
- Hệ từ: là bộ phận nằm giữa chủ từ với vị từ, biểu hiện sự kết nối hay tách rời mối liên hệ giữa chúng
- Lượng từ: là bộ phận nêu số lượng đối tượng thuộc chủ từ tham gia vào phán đoán.
c) Phân loại phán đoán đơn
- Phán đoán thuộc tính là phán đoán khẳng định khẳng định hay phủ định một dấu hiệu nào đó của đối tượng phản ánh.
- Phán đoán quan hệ là phán đoán phản ánh mối quan hệ giữa bản thân các đối tượng, hay giữa các thuộc tính của nó.
- Phán đoán tồn tại là phán đoán khẳng định hay phủ định sự tồn tại của bản thân đối tượng.
d) Phân loại phán đoán đơn thuộc tính
Căn cứ theo tính chất của hệ từ (theo chất của phán đoán):
- Phán đoán khẳng định: S là P
- Phán đoán phủ định: S ko là P
Căn cứ vào thuộc tính theo ngoại diên của chủ từ (theo lượng của phán đoán)
- Phán đoán toàn thể: Mọi S - P
- Phán đoán bộ phận: Tồn tại S - P
- Phán đoán đơn nhất: một dạng đặc biệt của phán đoán toàn thể
Căn cứ cả vào chất và lượng
- Phán đoán toàn thể khẳng định (A): Mọi S là P
- Phán đoán toàn thể phủ định (E): Mọi S ko là P
- Phán đoán bộ phận khẳng định (I): Một số S là P
- Phán đoán bộ phận phủ định (O): Một số S ko là P
đ) Tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn thuộc tính
- Tính chu diên: là sự thể hiện mqh giữa S (chủ từ) và P (vị từ) của phán đoán. → Việc xác định tính chu diên được đặt ra và xem xét khi các thuật ngữ đó tồn tại trong mối quan hệ xác định tạo nên 1 phán đoán đơn bất kỳ.
- Cách xác định chu diên:
Chu diên:- Thuật ngữ là chu diên (+) nếu như ngoại diên của nó hoàn toàn nằm trong hoặc hoàn toàn nằm người ngoại diên của thuật ngữ còn lại.
- Thuật ngữ nào được xét đến toàn bộ lớp đối tượng thì thuật ngữ đó là chu diên
Không chu diên: - Thuật ngữ không chu diên (-) khi ngoại diên của nó chỉ có 1 phần nằm trong hoặc có 1 phần nằm ngoài ngoại diên của thuật ngữ còn lại.
- Thuật ngữ nào chỉ xét đến một phần lớp đối tượng thì thuật ngữ đó không chu diên.
e) Mối quan hệ giữa các phán đoán đơn trên hình vuông logic
click to edit
- Phán đoán phức