Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Sang Thu (Hữu Thỉnh) -Nguyễn Thế Mạnh-, 677ACD76-CCC2-47F9-94FD…
Sang Thu (Hữu Thỉnh)
-Nguyễn Thế Mạnh-
KHỔ 1: NHỮNG TÍN HIỆU ĐẦU TIÊN CỦA MÙA THU VÀ CẢM XÚC CỦA TÁC GIẢ
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Từ “Bỗng” cho thấy nhà thơ đã ngạc nhiên, ngỡ ngàng như thế nào khi nhận ra mùi hương ấy. Đó là mùi hương của vườn tược, cây trái mùa màng.
Hình ảnh thơ đồng thời gợi cho ta những liên tưởng đến không gian thân thuộc của những làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ với những khu vườn, lối ngõ sum suê cây trái
Làn “hương ổi” trở thành phong vị riêng trong thơ thu Hữu Thỉnh
Như vậy, mùa thu được cảm nhận đầu tiên bằng khứu giác
Hương ổi chín “Phả” vào trong gió, thứ gió heo may se se lạnh mang nét đặc trưng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ
Động từ “Phả” gợi lên 1 sự lan toả nhẹ nhàng, từng đợt. Hương ổi chủ động phả vào, hoà quyền vào trong gió, nhờ gió mang mùi hương đi xa hơn, tạo nên tín hiệu của mùa khoảnh khắc giao mùa đầu tiên.
Sương chùng chình qua ngõ
Làn sương được nhân hoá với từ láy “chùng chình” (cố ý chậm lại) như chưa nỡ vội tan. Dường như màn sương kia cũng có tâm hồn, cảm xúc nên mới vấn vương, dùng dằng nửa ở nửa đi
Cái ngõ mà sương gió ngập ngừng đi qua vừa là cái ngõ thực, vừa là cái ngõ thời gian nói giữa hai mùa hạ thu
Cảm xúc của tác giả
Tác giả không tránh khỏi ngạc nhiên, ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua từ “Bỗng”
Cảm nhận về mùa thu bằng nhiều giác quan: từ khứu giác đến xúc giác, thị giác; hơn thế nữa còn bằng cả tâm hồn của một nghệ sĩ
Tất cả như khơi gợi một toạ độ thời gian
không rõ nét với từ “Hình như”
(Hình như thu đã về)
Với thành phần tình thái này, tác giả đã tạo ra cho người đọc cảm nhận về mùa thu có mà như không
Mù thu chợt đến, vừa thoáng qua, làm cho con người chưa rõ ràng, tin tưởng về chính cảm nhận của mình
Thu chớm đến, đã ở đâu đấy, nhưng chưa rõ nét khiến nhà thơ ngỡ ngàng.
Câu thơ cuối nửa như một câu hỏi nghi ngờ, nửa như một lời khẳng định.
KHỔ 2: QUANG CẢNH ĐẤT TRỜI NGẢ DẦN SANG THU
Không gian mùa thu mở ra với cả chiều rộng
và chiều cao của hình ảnh dòng sông
và cánh chim trên bầu trời.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Mùa thu sang, dòng sông như cũng lắng mình lại, thong thả trôi như ngẫm nghĩ, như nghỉ ngơi sau mùa hạ mưa lớn.
Trên bầu trời, những cánh chim bắt đầu vội vã. Thiên nhiên cũng thật tinh tế trong những cảm nhận về sự thay đổi của đất trời. Chắc hẳn chúng đã cảm nhận được cái lạnh của gió se nên mới bay về phương Nam tránh rét
2 chuyển động trái chiều giữa nhanh và chậm nhưng rất phù hợp với quy luật thiên nhiên, thể hiện được sự quan sát tinh tế của nhà thơ
Với 2 từ láy “dềnh dàng” và “vội vã”, nhà thơ đã nhân hoá sự vật, khiến cho chúng trở nên sống động, gần gũi với con người.
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Đám mây vẫn mang những đặc điểm của mùa hạ, nhưng không còn mang dáng vẻ bồng bềnh mà mỏng nhẹ hơn
Một nửa đám mây vẫn lưu luyến mùa hạ, nhưng nửa kia đã vắt mình sang thu.
Đám mây như nhịp cầu duyên dáng, trữ tình, kéo thời gian lại gần với thời gian
=> Nhà thơ đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy không gian miêu tả thời gian, cái hữu hình tả cái vô hình -> câu thơ sống động, gợi cảm.
Người đọc như hình dung một bầu trời đang dần cao hơn, trong hơn, để rồi 1 ngày nào đó, đám mây kia sẽ trôi trong một bầu trời thu trọn vẹn.
KHỔ 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA THỜI TIẾT VÀ DUY NGẪM CỦA TÁC GIẢ VỀ CUỘC ĐỜI CON NGƯỜI LÚC VÀO THU
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Nắng, mưa, sấm vốn là đặc trưng của mùa hè. Mùa thu đã sang, song những dư âm ấy vẫn còn chưa dứt
Nắng mùa hạ vẫn còn độ nồng nàn nhưng bớt phần chói chang
Những cơn mưa rào đã vơi đi độ ào ạt
Sấm dường như cũng nhỏ hơn, ít hơn
-> hàng cây vào thu ở thời kì “đứng tuổi” không bị “bất ngờ”
Nghệ thuật đảo ngữ đưa “Vẫn còn”, “vơi dần” lên trước chủ ngữ ở 2 câu đầu góp phần nhấn mạnh vào sự thay đổi, chuyển biến của thiên nhiên, thời tiết
2 câu cuối không chỉ mang nghĩa tả thực mà còn mang nghĩa ẩn dụ: gửi gắm những tâm sự, triết lý của tác giả về cuộc đời con người
Sang thu, mưa rào ít hơn, sấm nhỏ đi khiến cho hàng cây đang ở độ đứng tuổi (qua thời xanh tươi) không bị giật mình
-> Với ý nghĩa này, hàng cây đã được nhân hoá như hình ảnh con người với vẻ chín chắn, điềm tĩnh
Những tiếng sấm tượng trưng cho những biến cố bất thường của ngoại cảnh
Còn “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời con người từng trải, hiểu đời, hiểu người.
=> Con người ấy sẽ vững vàng, bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh. Chính những suy ngẫm của Hữu Thỉnh đã làm cho bài thơ mang tính triết lý sâu sắc.