Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
HỌC LÝ THUYẾT ĐỂ LÀM GÌ? - Coggle Diagram
HỌC LÝ THUYẾT ĐỂ LÀM GÌ?
ĐẶC ĐIỂM CỦA LÝ THUYẾT DỊCH THUẬT
Dịch thuật trở thành một ngành học ở các nước phương Tây trong khoảng ba mươi năm sau cùng của thế kỷ 20
Trước thập niên 1960, dịch giả ở nhiều nước cũng đưa ra các lý hiện về dịch thuật, nhưng họ chưa chú ý phân tích và tập hợp lý thuyết của các ngành học khác để giải thích một hiện tượng dịch thuật.
Việc chuyển ngữ đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực chuyên môn.
Trong quá trình dịch, các học giả có quan điểm và cách dịch riêng, nhận ra rằng dịch thuật không chỉ là vấn đề thuần túy ngôn ngữ vì các lý thuyết ngữ học không giải thích hết các hiện tượng ngôn ngữ.
Dịch thuật không chỉ là sự chuyển nghĩa mà còn tạo sự cảm thông giữa hai nền văn hóa. Các khám phá về tiến trình tâm lý khiến ngành ngữ học tâm lý cũng tìm hiểu và giải thích diễn tiến tâm lý của một người đang thực hiện việc chuyển ngữ.
Hiện tượng và công việc dịch thuật được giải thích qua nhiều lý thuyết thuộc nhiều ngành khác nhau chứ không thuần túy trong phạm vi ngôn ngữ.
MỤC ĐÍCH CỦA LÝ THUYẾT DỊCH THUẬT
Sự cần thiết của lý thuyết trong môi trường sư phạm:
" đào tạo dịch thuật nhưng không cung cấp lý thuyết là đào tạo mù vì không xác định được mục tiêu, không áp dụng được phương pháp, không đo lường và đánh giá được kết quả học tập. và cuối cùng không sản xuất được những người dịch xuất sắc cho xã hội."
Trong đời sống hàng ngày, lý thuyết không hẳn được quan tâm như thế, có khi lại được coi là phù phiếm,thông thường, người ta không chú ý lý thuyết đối với những việc thường làm, và nhất là vẫn làm được hàng ngày
Trong dịch thuật, lý thuyết là căn cứ để giải thích và tiên liệu một cách dịch khi ‘gặp chuyện’. Không có lý thuyết, khi ‘có vấn đề’ người dịch sẽ lúng túng không biết dựa vào đâu.
Nhiều học giả đã chứng minh yếu tố tâm lý, văn hóa, và cả khía cạnh đạo đức cũng định hướng cho phương pháp dịch. Không ý thức vai trò của lý thuyết khiến cách dịch và phê bình thiếu chứng cứ, đầy cảm tính.
Lý thuyết chỉ có ích nếu có thể kiểm chứng và sau đó ứng dụng được.
Trong dịch thuật, lý thuyết phải nhằm mục tiêu đầu tiên là mở mang kiến thức, và giúp ứng dụng được một số nguyên tắc để dịch hay phê bình.
Học lý thuyết để thực hành: thực hành mọi vấn đề liên quan đến công tác chuyển từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác.
KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN CÓ
Bước đầu học dịch cần có 3 yếu tố
Thứ nhất, biết hai ngôn ngữ, đọc thông và viết thạo, nắm vững ngữ pháp, quen viết lách, chú ý cách diễn đạt của tác giả và tốt hơn nữa là tập nói trước đám đông.
Thứ hai, tăng cường kiến thức tổng quát và chuyên môn bằng cách đọc nhiều thể loại văn viết của hai ngôn ngữ nguồn và đích. Việc đọc cả hai ngôn ngữ giúp ta nắm bẩt được nét văn hóa đặc thù, cách diễn đạt của mỗi ngôn ngữ.
Thứ ba, học cách tìm và đánh giá thông tin. Đọc nhiều, và áp dụng phương pháp đánh giá thông tin, sinh viên sẽ biết đâu là nguồn thông tin đáng đọc để sử dụng, dù nguồn tin có thể ở trên mạng Internet hay dưới dạng tài liệu in.Chính vì sự quan trọng của việc tìm và đánh giá thông tin nên phần dưới đây sẽ trình bày cách tìm và đánh giá thông tin trên mạng Internet.
Tìm thông tin
Hệ thống mạng Internet gồm nhiều đường dẫn đến các nguồn thông tin và nguồn lưu trữ thông tin có nhiều hình thức
Yêu cầu đầu tiên để đánh giá chức năng và độ tin cậy của một trang web là nhìn địa chỉ trang web đó để đoán xuất xứ.. Tên miền thường phản ảnh nội dung trang web, hay tài liệu đãng trên trang web đó
Trước vòng vây của nhiều kết quả tìm thấy, nên biết đánh các lệnh trong thanh tìm kiếm (search) để kết quả tìm ra ít lại, gần với thông tin cần tìm, không bị hoang mang trước vô số kết quả hiện ra
Cách thu hẹp thứ nhất, đơn giản nhất, là đánh thông tin muốn tìm trong ngoặc kép (“ ”).
Cách thu hẹp thứ hai là chỉ chọn các thông tin ở dưới dạng một phần mềm nào đó
Để giúp Google có thể lẩn tìm (crawl) các thông tin trong các website vô hình, ta có thể đánh thêm các lệnh trong thanh tìm kiếm của Google theo công thức sau:
thông tin muốn tìm +database thông tin muốn tìm +facts
Đánh giá thông tin
Thông tin hiểu theo nghĩa rộng, gồm tất cả các hình thức chữ viết trên giấy hoặc trên mạng. Đánh giá thông tin là xác định độ tin cậy của tài liệu.
Khi đọc một thông tin có vẻ khẳng định, ví dụ một sự kiện hay số liệu, thì đừng tin ngay mà nên kiểm tra thông tin đó từ nhiều nguồn khác nhau
Cách thông dụng để đánh giá một bài viết trên mạng là coi xuất xứ của bài viết đó từ trang web nào
Một hình thức trình bày nội dung mà sinh viên ít để ý là tài liệu tham khảo. Phải coi bài viết đó có tham khảo tài liệu đáng tin không, và có thể tìm ra các tài liệu mà tác giả đề cập đến trong bài viết không.
Sau khi đã đánh giá thông tin bằng cách kiểm chứng các câu hỏi trên, phải coi trang web mà chúng ta đang đọc có cập nhật thường xuyên không
Dấu chấm câu
Một bản dịch không đơn thuần là chuyển nghĩa mà phải coi trọng hình thức, tức phải chú ý các yêu cầu về ngữ pháp, cách chấm câu.
Nếu ý còn thì hãy viết hết các ý đó ra, không nên dùng dấu ba chấm, nhất là trong các tiêu đề chính thì càng nên tránh.
Khi dịch viết từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, chúng ta không nhất thiết phải giữ nguyên cách chấm câu của ngôn ngữ gốc. Tất nhiên điều này còn tùy vào quan điểm dịch và dùng lý thuyết nào khi dịch.
Dấu chấm câu là ký hiệu, ngôn ngữ cũng là ký hiệu (sign) nhưng không phải là một dấu hiệu vô hồn mà là một biểu tượng sinh động (symbol). Vì vậy phải coi dấu chấm câu như ngôn ngữ, nghĩa là cũng có ý nghĩa.
Quy ước về vị trí dấu chấm câu ở Mỹ và Anh giống nhau: đặt dấu chấm và phẩy trong câu trích dẫn bên trong dấu ngoặc kép của câu trích dẫn.
Bối cảnh trước, chi tiết sau
Trước khi dịch, phải hiểu thấu đáo bối cảnh và mục đích của ngữ nguồn.
Trong dịch nói cũng vậy, những thông dịch viên kinh nghiệm trước khi dịch đều tìm hiểu bối cảnh trong đó việc chuyển ngữ sẽ xảy ra. Không những hiểu ý nghĩa của văn gốc mà còn nên hiểu nghĩa ngầm
Dịch một cuốn sách càng mất công hơn vì nên đọc trọn cuốn sách đó để hiểu cả nghĩa của chữ lẫn tinh thần của sách, sau đó mới bắt đầu nghĩ đến việc dịch.
Khi đã nắm vững nguồn cội của công tác (sẽ) dịch, chúng ta mới tìm lựa một mô hình hay lý thuyết nào phù hợp với mục đích của việc chuyển ngữ. Và đó cũng là lý do chúng ta cần có kiến thức về các lý thuyết lẫn lịch sử dịch thuật