Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CÁC KIÊU CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP - Coggle Diagram
CÁC KIÊU CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP
CÂU TRẦN THUẬT
1. DẤU HIỆU HÌNH THỨC
Từ ngữ
Không có các lớp từ đặc trưng
Chú ý kiểu câu có từ: LÀ, CÓ... trong mục đích miêu tả, thông báo, kể...
Dấu câu
Đôi khi nó được kết thúc bằng dấu chấm than (!)
thường kết thúc bằng dấu chấm (.)
Đôi khi kết thúc bằng dấu chấm lửng (…)
Ngữ điệu
2. CHỨC NĂNG
KỂ
Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời: - Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!
Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì nó luôn bị chính nó bôi bẩn.
Miêu tả
Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.
Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
Trình bày
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Thông báo
An nói với Hoàng: - Sáng mai lớp mình sẽ được nghỉ học đấy.
Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.
Bộc lộ cảm xúc
Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!
Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi.
Nhận định
Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...
Yêu cầu, đề nghị
Tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác
Anh đóng cửa sổ lại giúp tôi.
3. PHÂN LOẠI
Theo dấu hiệu hình thức
Theo chức năng
Pham vi sử dụng
4. PHẠM VI SỬ DỤNG
Sinh hoạt
Mẹ bảo tôi hãy cố gắng học tập chăm chỉ.
Cô ấy nói với tôi: - Mai tôi phải rời xa nơi này rồi.
Trong văn chương
Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm.
CÂU CẢM THÁN
2. CHỨC NĂNG
VD:
Trời ơi! Mệt mỏi quá! (Cảm xúc mệt mỏi)
hương thay cho những người nô lệ! (Thương cảm)
ôm nay, đội bóng mình thua. Đau đớn thật! ( Xót xa, đau đớn)
U23 đá quá đỉnh (Khen ngợi)
bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết): vui, buồn, mừng, giận…
3. PHẠM VI SỬ DỤNG
Cuộc sống hàng ngày
Văn chương
1. DẤU HIỆU HÌNH THỨC
Từ ngữ
Có các từ cảm thán
: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào…
Dấu câu
thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)
Ngữ điệu
Xuống giọng/ kéo dài
4. PHÂN LOẠI
Theo phạm vi sử dụng
Theo chức năng
CÂU NGHI VẤN
2. CHỨC NĂNG
HỎI:
Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo: - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?
cầu khiến
An nói với Hoàng:- Cậu có thể mở cửa giúp tớ được không? Hoàng trả lời: - Được cậu.
Bạn nói với tớ một lời được không?
khẳng định
Ai dám bảo chúng tôi không hạnh phúc?
phủ định
Sao cậu không học bài thế?
Sao cậu không đi thế?
đe dọa
Con có học bài không thì bảo?
Mày có nói không thì bào?
bộc lộ tình cảm, cảm xúc…,
Sao nay mệt thế?
Làm sao bây giờ?
3. PHÂN LOẠI
Theo tiêu chí dấu hiệu hình thức
Theo tiêu chí phạm vi sử dụng
Theo chức năng
1. DẤU HIỆU HÌNH THỨC
Từ ngữ
(đã) … chưa; từ “hay”; có...không
Có các từ nghi vấn:
ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) … không, (đã)
Dấu câu
thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?)
Có thể kết thúc bằng dấu chấm (.)
Có thể kết thúc bằng dấu chấm than (!)
Có thể kết thúc dấu chấm lửng (…)
Ngữ điệu: Lên giọng trong giao tiếp
4. PHẠM VI SỬ DỤNG
Trong sinh hoạt
Cam này bán bao nhiêu ạ?
Bác ăn cơm chưa ạ?
Trong văn chương
Lượm ơi, còn không?
Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?.
CÂU CẦU KHIẾN
3. PHẠM VI SỬ DỤNG
Sinh hoạt
Văn chương
4. PHÂN LOẠI
Theo chức năg
Theo phạm vi sử dụng
Theo dấu hiệu hình thức
2. CHỨC NĂNG
yêu cầu…
Bạn cho mình mượn cây bút đi.
Xin đừng đổ rác !
Đề nghị,
Đề nghị mọi người giữ trật tự.
Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau.
ra lệnh
Nghiêm! Chào cờ! Chào!
Mày đi đi !
Khuyên báo
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con.
1. DẤU HIỆU HÌNH THỨC
Dấu câu
thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)
Có thể kết thúc bằng dấu chấm (.) khi không nhấn mạnh
Ngữ điệu
Lên giọng
Kéo dài
Nhấn mạnh
Từ ngữ
Phó từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ, …
Đừng mất trật tự nữa!
Bạn hãy tự tin lên!
Trợ từ tình thái: đi, thôi, nào, nhé…
Đứng lên nào!
Chúng ta cùng đi đi!
Thiết kế: TS. Nguyễn Thị Trà My