Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
SƠ ĐỒ TƯ DUY, : - Coggle Diagram
SƠ ĐỒ TƯ DUY
BÀI 8,9,10: TẾ BÀO NHÂN THỰC
Đặc điểm tế bào nhân thực
-- Có cấu trúc phức tạp hơn
-- Có màng nhân bao bọc
-- Có nhiều bào quan với cấu trúc và chức năng khác nhau
-Tế bào động vật khác tế bào thực vật : không có thành tế bào.
I. Nhân tế bào
- Cấu tạo:
++ Được bao bọc bởi 2 lớp màng
++ Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc và nhân con.
- Chức năng:
++ Chứa ADN nên quyết định mọi đặc tính của tế bào.
++ Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
++ Tham gia chức năng sinh sản.
II. Lưới nội chất
- Cấu tạo: + Là hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau chia tế bào chất thành nhiều xoang chức năng
- Phân loại: + Lưới nội chất hạt: trên màng có nhiều hạt riboxom.
*+ Lưới nội chất trơn: trên màng không đính hạt riboxom.
III. Riboxom
- Cấu tạo: +Bào quan nhỏ
*+ Không có màng bao bọc.
*+ Gồm rARN và nhiều protein .
- Chức năng: chuyên tổng hợp protein của tế bào
IV. Bộ máy gôngi
- Cấu tạo:
*+ Là bào quan có màng đơn.
*+ Là hệ thống túi dẹp xếp chồng lên nhau, nhưng tách biệt nhau theo hình vòng cung.
- Chức năng: thu gom, đóng gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng.
- Ở tế bào thực vật bộ máy goongi có chức năng tổng hợp polisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.
V. Ti thể
- Hình cầu, hình sợi, 2-5um, có mặt ở mọi tế bào nhân thực
**Cấu trúc
- Là bào quan có màng kép.
- Màng ngoài trơn
- Màng trong gấp nếp thành các mào, trên đó chứa nhiều enzim hô hấp.
- Chất nền chứa ADN và riboxom.
**Chức năng: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của TB
VI. Lục lạp
-Hình bầu dục, 4- 10 um, Chỉ có ở tế bào nhân thực quang hợp
**Cấu trúc:
- Là bào quan có màng kép- Màng trong và ngoài dều trơn
- Chứa nhiều tilacoit xếp chồnglên nhau gọi là grana.
- Trên màng tilacoit có chứa các enzim tổng hợp ATP.
**Chức năng: Quang hợp, chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành hóa năng trong các hợp chất hữu cơ.
VII. MỘT SỐ BÀO QUAN KHÁC
- Không bào
- Cấu tạo: Là bào quan được bao bọc bởi màng đơn.
- Chức năng: tùy thuộc vào tùng loại tế bào, loài sinh vật.
- Lizoxom
- Cấu tạo: Là bào quan dạng túi được bao bọc bởi màng đơn.
- Chức năng: phân hủy tế bào già, tế bào tổn thương, các bào quan hết thời hạn sử dụng.
IX. Màng tế bào
- Cấu trúc của màng sinh chất
- Là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào.
- 2 lớp photpholipit
- protein: + protein xuyên màng
+protein bám màng
- Ngoài ra còn có colesteron tăng độ ổn định của màng sinh chất.
- Chức năng
- Trao đổi chất với MT
- Thu nhận thông tin cho TB
- Giúp các tế bào nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ
X. Các cấu trúc bên ngoài màng tế bào
- Thành tế bào
-Cấu tạo:+ Ở tế bào thực vật:
Xenlulozo
- Chức năng: Quy định hình dạng tế bào, bảo vệ tế bào
- Chất nền ngoại bào:
- Cấu tạo: glicoprotein kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác.
- Chức năng:
*+ Thu nhận thông tin
*+ Giúp tế bào liên kết tạo mô
-
BÀI 5: PRÔTÊIN
I. Cấu trúc của Prôtêin
- Đặc điểm
- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Gồm các đơn phân là các axit amin.
- Các bậc cấu trúc
- Bậc 1: các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo thành chuỗi polipeptit dạng thẳng
- Bậc 2: Chuỗi polipeptit xoắn α hoặc gấp nếp β.
- Bậc 3: Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng.
- Bậc 4: do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit tạo thành.
II. Chức năng của Prôtêin
- Cấu tạo nên tế bào, cơ thể.
- Bảo vệ cơ thể.
- Xúc tác các phản ứng sinh, hóa.
- Điều hòa quá trình trao đổi chất.
- Thu nhận thông tin.
- Dự trữ aa
* Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc của prôtêin:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc của prôtêin như nhiệt độ cao, độ pH,…
- Hiện tượng biến tính: là hiện tượng prôtêin bị biến đổi cấu trúc không gian.
-
BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
I- Đặc điểm chung
- Chưa có màng nhân- Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng- Không có các bào quan có màng bao bọc.
II.Cấu tạo tế bào nhân sơ:
- Gồm :Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân
-Ngoài ra một số tế bào nhân sơ còn có thành tế bào,vỏ nhầy, roi và lông
*Cấu tạo:
-Màng sinh chất: Photpholipit kép và protein
-Tế bào chất: + Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân.
Gồm 2 thành phần chính là bào tương, các riboxom và hạt dự trữ.-Vùng nhân: Chỉ chứa 1 phân tử ADN mạch vòng duy nhất.
BÀI 6: AXIT NUCLÊIC
I. ADN
- Cấu trúc của ADN
-Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mà đơn phân là 1 nuclêotit
-1 nuclêotit: +Đường C5H10O4
+Nhóm photphat
+nitơ A,T,G,X
-Có 4 loại nuclêotit: A,T,G,X
-Liên kết bằng liên kết photphatdieste theo một chiều xác định tạo nên chuỗi polinuclêôtit
- Chức năng của ADN: Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
II. Axit ribonuclêic
- Cấu trúc của ADN:
-ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là một nuclêotit
-Có 3 loại ARN: mARN, tARN, rARN
* Cấu trúc và chức năng các loại ARN:
-mARN: +Cấu trúc: chuỗi polinuclêôtit dạng mạch thẳng +Chức Năng: truyền đạt thông tin di truyền
-tARN: +CT: 3 thuỳ,1 thuỳ mang bộ ba đối mã
+CN: vận chuyển aa tới riboxom để tổng hợp nên protein-rARN:+CT: có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều các nuclêotit liên kết bổ sung tạo nên các vùng xoắn kép cục bộ
+CN: cấu tạo nên roboxom
-
-
BÀI 19: GIẢM PHÂN
I. DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN
- Giảm phân 1:
Gồm kì trung gian và 4 kì phân bào chính thức
a. Kì trung gian 1:
- ADN và NST nhân đôi
- NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 Crômatit dính với nhau ở tâm động
b. Kì đầu 1:
- Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng, có thể xảy ra trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị gen
- NST kép bắt đầu đóng xoắn
- Màng nhân và nhân con tiêu biến
c. Kì giữa 1:
- NST kép đóng xoắn tối đa và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, đính với thoi vô sắc ở tâm động
d. Kì sau 1:
- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào trên thoi vô sắc
e. Kì cuối 1:
- Thoi vô sắc tiêu biến
- Màng nhân và nhân con xuất hiện
- Số NST trong mỗi tế bào con là n kép
- Giảm phân 2: Diễn biến giống nguyên phân
1-Kỳ trước II - NST vẫn ở trạng thái n NST kép
2-Giữa II - Các NST kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
3-Sau II - Các NST kép tách ra thành NST đơn, phân li về 2 cực
4-Kỳ cuối - Kết quả tạo 4 tế bào có bộ NST n đơn
- Kết quả:
- Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 4 tế bào con có số NST = ½ số NST của tế bào mẹ (n NST đơn)
- Ở động vật:
- Con đực: 4 tế bào con tạo thành 4 tinh trùng
- Con cái: 1 tế bào lớn tạo thành trứng, 3 tế bào nhỏ bị tiêu biến
- Ở thực vật: tế bào tạo thành sau giảm phân lại tiếp tục phân bào để tạo thành hạt phấn hay túi phôi
II. Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN
- Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định của loài qua các thế hệ Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp giúp giới sinh vật đa dạng, phong phú → là nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá → Sinh sản hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính.
BÀI 17: QUANG HỢP
I. KHÁI NIỆM QUANG HỢP
- Khái niệm: Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.
- Phương trình tổng quát
CO2 + H2O + NLAS → (CH2O) + O2
II. CÁC PHA CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP
Quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối.
- Pha sáng:
a. Khái niệm:
Pha sáng là pha mà năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành năng lượng trong các phân tử ATP, NADH.
Pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
b. Diễn biến:- Nơi diễn ra: Màng tilacôit của lục lạp.
- Các sắc tố quang hợp và các thành phần của chuỗi truyền điện tử được sắp xếp thành những phức hệ có tổ chức trong màng tilacôit, nhờ đó quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng được xảy ra có hiệu quả.
- Các phân tử sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng à năng lượng được chuyển vào chuỗi truyền electron à tổng hợp ATP và NADH.
NLAS + H2O + NADP+ + ADP + Pi → NADPH + ATP + O2
- O2 được tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ các phân tử nước.
- Pha tối:
a. Khái niệm:Pha tối là pha cố định CO2 tự do trong các phân tử cacbohiđrat.
b. Diễn biến:Có một số con đường cố định CO2: C3, C4, CAM.
Con đường C3 là con đường phổ biến nhất (chu trình Canvin).
- CO2 từ khí quyển + chất 5C (RiDP) → chất 6C không bền → chất có 3C (bền) → AlPG.
- AlPG được chia làm 2 phần: AlPG → RiDP, AlPG à tinh bột và saccarôzơ.
Chu trình C3 sử dụng năng lượng ATP và NADPH từ pha sáng.
- Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối
- Pha sáng: chỉ diễn ra khi có ánh sáng. Năng lượng ánh sáng được biến đổi thànhnăng lượng trong các phân tử ATP.
- Pha tối: diễn ra cả khi có ánh sáng hoặc bóng tối. Nhờ ATP và NADPH mà CO2 được biến đổi thành cacbohiđrat.
-
BÀI 16: HÔ HẤP TẾ BÀO
I. KHÁI NIỆM HÔ HẤP TẾ BÀO
- Khái niệm hô hấp tế bào
- Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng. Trong đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2 và H2O giải phóng năng lượng và chuyển hóa năng lượng đó thành năng lượng dự trữ dưới dạng ATP.
- Nơi diễn ra: ti thể. 2. Bản chất của quá trình hô hấp
PTTQ: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt)
- Hô hấp là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử, trải qua nhiều giai đoạn và năng lượng được sinh ra ở nhiều giai đoạn khác nhau.
- Gồm 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp.
II. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA QUÁ TRÌNH HÔ HẤP TẾ BÀO
- Đường phân
- Nơi diễn ra: Tế bào chất.
- Diễn biến:
- Quá trình đường phân bao gồm nhiều phản ứng trung gian và enzim tham gia.
- Năng lượng được tạo ra dần dần qua nhiều phản ứng.+ Đầu tiên glucôzơ được hoạt hóa sử dụng 2ATP.
- Glucôzơ (6C) → 2 axit piruvic (3C) + 4ATP + 2NADH (1NADH = 3ATP)
NADH: Nicôtinamit ađênin đinuclêôtit.
→ Như vậy, kết thúc quá trình đường phân thu được 2ATP và 2 NADH .
- Chu trình Crep
- Nơi diễn ra: Chất nền ti thể.+ 2 axit piruvic được chuyển từ tế bào chất vào chất nền của ti thể.
- 2 piruvic → 2 axêtyl-coA (2C) + 2NADH + 2CO2
- Axêtyl-coA bị phân giải hoàn toàn → 4CO2 + 2 ATP + 6NADH + 2FADH2 (1FADH2 = 2ATP)
- Chuỗi truyền êlectron hô hấp
- Nơi diễn ra: Màng trong ti thể NADH và FADH2 sẽ bị ôxi hóa thông qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử tạo ra ATP và nước.
-
-