Oxi

Kí hiệu hóa học: O CTHH: O2
Nguyên tử khối: 16

Tính chất

Vật lý:

  • Không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí
  • Hóa lỏng ở -183 độ C
  • Oxi lỏng màu xanh nhạt

Hóa học

Với phi kim

Với lưu huỳnh

  • Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi manh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh dioxit SO2 (còn gọi là khí sunfuro) và rất ít lưu huỳnh trioxit SO3
  • PTHH: S + O2 → SO2

Với photpho

  • Photpho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước. Bột trắng đó là điphotpho pentaoxit có CTHH là P2O5.
  • PTHH: 4P + 5O2 → 2P2O5

Với kim loại

  • Cho dây sắt cuốn một mẩu than hồng vào lọ khí oxi, mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cao cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit, công thức hóa học là Fe3O4, thường được gọi là oxit sắt từ
  • PTHH: 3Fe + 2O2 → Fe3O4

Với hợp chất

  • Khí metan (có trong khí bùn, ao, bioga) cháy trong không khí do tác dụng với oxi, tỏa nhiều nhiệt
  • CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

Kết luận: Oxi có thể tác dụng với kim loại, phi kim và các hợp chất ở nhiệt độ cao

Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi

Sự oxi hóa

Là sự tác dụng của oxi với một chất

Phản ứng hóa hợp

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

Ứng dụng của Oxi

Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của oxi là dùng cho sự hô hấp của người và động vật, cần cho sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

Oxit

Định nghĩa

Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi

Công thức

  • CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M
    • Nếu x = 2 thì có công thức là MO

Phân loại

Oxit bazơ

Oxit axit

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

Cách gọi tên

Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit

  • Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
    Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit
  • Nếu phi kim có nhiều hóa trị: Tên oxit = tên phi kim + oxit
    Các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử Mono: 1, Đi: 2, Tri: 3, Tetra: 4, Penta: 5

Điều chế oxi, phản ứng phân hủy

Điều chế oxi

Trong phòng thí nghiệm

Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo PT:
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 → 2KCl + 3O2

Trong công nghiệp

  • Sản xuất từ không khí: hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Trước hết thu được Nitơ (- 196°C ) sau đó là Oxi ( - 183°C)
  • Sản xuất từ nước: điện phân nước

Phản ứng phân hủy

Là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.