Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
TÌM HIỂU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Coggle Diagram
TÌM HIỂU VỀ
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PP THUYẾT TRÌNH
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP
Các dạng
Giảng thuật ( trần thuật )
Giảng giải, giảng diễn ( diễn giải )
Trong nhà trường, một dạng được sử dụng phổ biến nhất là PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH THÔNG BÁO - TÁI HIỆN. Điểm nổi bật cơ bản là ''tính chất thông báo'' là lời giảng của thầy và ''tính chất tái hiện'' sau khi lĩnh hội của trò.
KHÁI NIỆM: Phương pháp thuyết trình là phương pháp giáo viên sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để cung cấp cho người học hệ thống thông tin về nội dung học tập.
NỘI DUNG: Yếu tố quyết định phương pháp thuyết trình, với
tư cách là phương pháp dạy học
Các kiến thức về chính bộ môn khoa học nào đó (các biểu tượng nghệ thuật, các khái niệm, các quan hệ kệ,…).
Kiến thức về phương pháp luận, phương pháp nhận thức sự vật.
Kiến thức về thái độ, về giá trị (đánh giá, nhận thức về giá trị, xác lập giá trị,…).
Kiến thức về hành vi ứng xử (các quy tắc ứng xử, nhận thức về trách nhiệm, vai trò,…).
CẤU TRÚC LOGIC
Bước 1. Đặt vấn đề
Bước 2. Phát biểu vấn đề
Bước 3. Giải quyết vấn đề:
2 logic phổ biến
quy nạp
Quy nạp phát triển
Quy nạp phân tích từng phần
Quy nạp so sánh (hay song song – đối chiếu)
diễn dịch
Bước 4. Kết luận
NHỮNG YÊU CẦU SƯ PHẠM
Bảo đảm tính giáo dục, tính khoa học, tính thực tiễn của nội dung thuyết trình
Bảo đảm sự trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu của việc trình bày tài liệu
Bảo đảm tính hình tượng và tính diễn cảm của việc trình bày tài liệu
Bảo đảm thu hút sự chú ý và phát huy tính tích cực tư duy của học sinh
Bảo đảm cho học sinh ghi chép được và biết cách ghi chép
Những yêu cầu về nghệ thuật với lời nói của giáo viên
Lời nói giáo viên phải trong sáng, dễ hiểu, súc tích, gọn, đúng ngữ pháp. Không nói ngọng, nói lắp.
Khi trình bày phải thể hiện tình cảm.
Lời nói của giáo viên phải chính xác, được chọn lọc chuẩn xác và có nội dung phong phú
Phối hợp nhịp nhàng điệu bộ và nét mặt với nội dung trình bày, nhưng không nên lạm dụng
Nhịp điệu lời nói vừa phải, những chỗ khó được trình bày chậm hơn, chỗ dễ được trình bày nhanh hơn.
Thay đổi nhịp điệu giọng nói hoặc ngắt quãng lâu hơn khi nhấn mạnh những thuật ngữ mới, định nghĩa, công thức hoá học mới,…
Khi trình bày, có thể viết lên bảng các tiểu mục, các thuật ngữ mới, công thức, phương trình phản ứng và vẽ một số sơ đồ tóm tắt.
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm
Nội dung học trình bày logic, chặt chẽ.
Lời giảng gây cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng
Cho phép giáo viên truyền đạt lí thuyết khó, phức tạp mà học sinh không dễ dàng tự tìm hiểu lấy được.
Tiết kiệm thời gian. Có thể truyền đạt một lượng lớn thông tin cùng một lúc trong khoảng thời gian hạn chế.
Nhược điểm
Tính cá thể hóa trong dạy học thấp.
Ít có sự tham gia tích cực của người học, người học gần như thụ động tiếp nhân thông tin từ người thuyết trình
Mức độ lưu giữ thông tin của người học rất ít.
Sự chú ý, thời gian thu hút nội dung thấp hơn
Thu thập rất ít thông tin phản hồi từ phía người học
Phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện có một số nhược điểm lớn là: chỉ đòi hỏi một quá trình nhận thức thụ động ở học sinh, không giúp trò phát triển ngôn ngữ nói vì học sinh chỉ nghe.
PP ĐÀM THOẠI TÌM TÒI
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên tổ chức sự trao đổi giữa giáo viên và cả lớp, có khi giữa học sinh với nhau, qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức.
có yếu tố tìm tòi, nghiên cứu của học sinh.
Thông qua phương pháp này, học sinh không những lĩnh hội được nội dung trí dục mà còn học được cả phương pháp nhận thức và cách diễn đạt tư tưởng bằng lời nói
NHỮNG YÊU CẦU SƯ PHẠM
Học sinh phải có ý thức về mục đích của toàn bộ hay một phần lớn cuộc đàm thoại.
Hệ thống câu hỏi của giáo viên giữ vai trò chỉ đạo có tính chất quyết định đối với chất lượng lĩnh hội của cả lớp. Hệ thống câu hỏi đó hướng tư duy của học sinh đi theo một logic hợp lí, kích thích
Nội dung, cách phân loại câu hỏi
Tính chất phức tạp của vấn đề (đối tượng) nghiên cứu;
Trình độ phát triển của học sinh
HS giải quyết xong câu hỏi, GV tổng kết lại vấn đề (có chỉnh sửa, về ngôn ngữ, tri thức) --> HS càng hứng thú, tự tin
Kĩ thuật đặt câu hỏi
Có câu hỏi phụ hỗ trợ câu hỏi chính
Nâng cao chất lượng câu hỏi
Đặt câu hỏi theo mức độ nhận biết của thang Bloom
Câu hỏi “Biết” hoặc “ Nhận biết”
Mục tiêu: nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm v.v
Từ để hỏi: “Cái gì”. “Bao nhiêu” “Hãy phát biểu định
nghĩa...”, “Hãy mô tả...”, “Hãy nêu khái niệm...”,..
VD: Hãy nêu khái niệm acid - base theo thuyết Bronsted
Câu hỏi “Hiểu” hoặc “ Thông hiểu”
Mục tiêu:nhằm kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu, mô tả các hiện tượng, cơ chế phản ứng... qua đó bộc lộ trình độ các thao tác tư duy như: phân tích, so sánh, khái quát hóa các kến thức đã học.
Các cụm từ để hỏi thường là : “Hãy giải thích...”; “Tại sao...”; “ Hãy phân tích...”; “ Hãy so sánh...”; “ Hãy liên hệ...”; “ Hãy trình bày...”,...
VD: Hãy so sánh lực base của amine CH3NH2 với aniline (C6H5NH2)
Câu hỏi “ Phân tích”
Mục tiêu của loại câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng phần tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.
Việc đặt các câu hỏi phân tích đòi hỏi HS phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế: “Tại sao...?” đi đến kết luận: “Em có nhận xét gì về...”, “Chứng minh rằng...”,... Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời gỉai
VD: Tại sao khí dihydrogen sulfide thường không tồn tại trong tự nhiên
Câu hỏi “Vận dụng”
Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học và sử dụng cụm từ như: “ Làm thế nào...”, “ Tại sao...”, “Trình bày cách tiến hành...”
Mục tiêu của loại câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng áp dụng các dữ kiện, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp... để giải thích các hiện tượng, vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện mới.
VD: Làm thế nào để điều chế một alcohol bậc 3 từ 1 dẫn xuất halide bậc 1
Câu hỏi “ Tổng hợp”
Từ để hỏi: Hãy dự đoán...
VD: Dự đoán sản phẩm khi cho aldehyde sau phản ứng với thuốc thử Grignard
Mục tiêu của loại câu hỏi này nhằm kiểm tra xem HS có thể đưa ra nhưng dự đoán, giải quyết một vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo
Câu hỏi “Đánh giá”
Mục tiêu của loại lâu hỏi này nhằm kiếm tra xem HS có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp,... dựa những tiêu chuẩn đã đề ra
KHÁI NIỆM
Vấn đáp tìm tòi là phương pháp trao đổi giữa GV-HS, giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi “dẫn dắt” gắn bó logic với nhau --> học sinh suy lí, phán đoán, quan sát, tự đi đến kết luận, qua đó lĩnh hội kiến thức
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm
Có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập và sáng tạo của HS, bồi dưỡng năng lực diễn đạt các vấn đề khoa học bằng lời nói, tạo ra hứng thú trong học tập, làm cho lớp học thêm sôi nổi
HS sẽ được làm quen và thành thạo với việc diễn đạt ngôn ngữ bằng lời nói sao cho ngắn gọn, chính xác, rõ ràng,…
Tạo ra không khí học tập sôi nổi.
GV thường xuyên thu được các tín hiệu ngược từ kết quả học tập của HS để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học nhằm đạt đến kết quả cao nhất.
Nhược điểm
chưa phát huy được tính chủ động, tự giác, sáng tạo của người học, bởi người học hoàn toàn lệ thuộc vào câu hỏi của GV.
Trong quá trình đàm thoại không phải bao giờ cũng thu hút được toàn bộ HS tham gia vào cuộc trao đổi.
GV dễ bị động khi bị HS hỏi lại.
Tốn thời gian.