Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TIỂU HỌC - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TIỂU HỌC
Phương pháp bàn tay nặn bột
Khái niệm
Phương pháp bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
Mục tiêu
Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh
Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
Tiến trình dạy học
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học.
Câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò của học sinh
Là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học
Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
Giáo viên cho học sinh trình bày bằng nhiều hình thức: viết, vẽ, nói, ….
Giáo viên không nhất thiết phải chú ý tới các quan niệm đúng, cần phải chú trọng đến các quan niệm sai.
Giáo viên khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật, hiện tưởng mới.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu.
GV ghi chú lên bảng các đề xuất của HS để các ý kiến sau không trùng lặp
Khuyến khích HS tự đánh giá ý kiến nhau hơn là ý kiến của GV nhận xét
Từ những câu hỏi của HS, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực nghiệm để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó.
Đề xuất câu hỏi
GV cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu hỏi liên quan đến bài học để giúp học sinh so sánh
Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.
GV cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu hỏi liên quan đế bài học để giúp học sinh so sánh
Quan sát tranh và mô hình và ưu tiên thực nghiệm trên vật thật
Bước 5: Kết luận kiến thức mới.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
HS được kích thích tính tò mò, ham muốn khám phá; yêu và say mê khoa học, hình thành kiến thức, năng lực nghiên cứu khoa học; rèn kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói, viết
Nhược điểm
Do HS phải tìm tòi, khám phá, đưa ra ý kiến, quan sát, thực hành, trao đổi, thảo luận nên có thể có những hoạt động phải thực hiện vài lần dẫn đến mất nhiều thời gian
HS có thể đặt ra nhiều câu hỏi tạo ra nhiều tình huống khiến GV lúng túng khi xử lí dẫn đến e ngại về tâm lí.
Việc tổ chức hoạt động nhóm, tiến hành thí nghiệm còn gặp hạn chế, khó khăn nhất định và chưa đạt hiệu quả cao do không gian lớp học chặt hẹp, số lượng học sinh/lớp đông.
Thời gian dành cho tiết học có vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vượt quá thời gian của tiết học thông thường.
Cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của phương pháp Bàn tay nặn bột (Trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ, Ở đa số trường con chưa có phòng học bộ môn và phòng học…)
Những lưu ý khi sử dụng PP
Trong quá trình học tập, học sinh lập luận và đưa ra các lý lẽ, thảo luận về các ý kiến và các kết quả đề xuất, xây dựng các kiến thức cho mình, một hoạt động chỉ dựa trên sách vở là không đủ.
Tối thiểu 2 giờ một tuần dành cho một đề tài và có thể kéo dài hoạt động trong nhiều tuần
Học sinh quan sát một vật hoặc một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi, có thể cảm nhận được và tiến hành thực nghiệm về chúng.
Mỗi học sinh có một quyển vở thí nghiệm và học sinh trình bày trong đó theo ngôn ngữ của riêng mình
Mục đích hàng đầu đó là giúp học sinh tiếp cận một cách dần dần với các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật...kèm theo một sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết.
Ví dụ
Bài Dung dịch (lớp 5 - bài 37)
Bước 3
Cho đường vào nước rồi khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
Cho đường vào nước nhưng không khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
Cho cát vào nước rồi khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
Cho nước siro vào nước lọc có tạo thành dung dịch không?
Bước 4
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3
Bước 2
HS làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về dung dịch thông qua quan sát các li nước và qua vốn sống thực tế của các em.
Bước 5
Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
HS rút ra kết luận
Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch
Cách tạo ra dung dịch.
Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
Liên hệ thực tế
Kể tên một số dung dịch mà em biết
Bước 1
GV hỏi: Theo em, trong 3 li nước trên, li nào được gọi là dung dịch?
GV cho HS quan sát 3 li nước: 1 li đựng nước, 1 li bỏ đường vào và 1 li khuấy nước và đường.
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Khái niệm
Là PPDH GV đặt ra những tình huống có vấn đề, gợi ý tình huống có vấn đề cho HS, cho HS tự mình giải quyết vấn đề, thông qua đó nắm được kiến thức mới lẫn PP đi tới kiến thức đó, đồng thời phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và hình thành thế giới quan khoa học
Tác dụng
Phương pháp này góp phần ích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết.
HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cạc giải quyết vấn đề tốt nhất.
HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức
Cách tiến hành
Bước 1: Xây dựng tình huống vấn đề
Phân tích nội dung, liên hệ với những kiến thức học sinh đã biết để xác định mâu thuẫn
Hoàn thiện tình huống có vấn đề
Lựa chọn nội dung, đối tượng đáp ứng được yêu cầu của tình huống có vấn đề
Dự kiến thời gian, hình thức, địa điểm
Xác định mục tiêu, nội dung bài học
Dự kiến các tình huống, các hướng giải quyết có thể có
Bước 2: Giải quyết vấn đề
GV hướng dẫn HS suy luận giải quyết vấn đề
HS huy động những kiến thức liên quan và đưa ra những giả thiết
Tiếp nhận tình huống, phân tích vấn đề, nội dung của tình huống các định nhiệm vụ cần thực hiện
Dực vào tri hức đã có để lập luận, nghiên cứu thêm thông tin mới để khẳng định hay bác bỏ giả thiết, phương án đã đề xuất trình bày giải pháp
HS nhận xét và đưa ra cách giải quyết của mình
GV tổng kết, rút ra kết luận
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Phát triển khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khả năng khác nhau để giải quyết vấn đề tốt nhất.
Góp phần tích cực hình thành tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức đã có của học sinh để xem xét, đánh giá và giải quyết vấn đề.
Học sinh lĩnh hội được tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức (dạy học nêu và giải quyết vấn đề không chỉ còn nằm trong nội dung phương pháp dạy học, mà trở thành cụ thể hóa mục tiêu và phát triển năng lực giải quyết vấn đề).
Nhược điểm
Đòi hỏi có nhiều thời gian hơn so với phương pháp thông thường
Đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy ra được nhiều tình huống có vấn đề
Một số lưu ý khi sử dụng PP
GV phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng để không bất ngờ trước các tình huống của HS, phải có kỹ năng dẫn dắt HS giải quyết vấn đề.
GV thường khó chủ động trong việc bảo đảm tiến độ bài học khi HS chưa quen với việc học tập chủ động.
Đối với những bài học có nội dung đơn giản, không có tính vấn đề thì không thể áp dụng PPDH này. GV cần nắm vững PPDH này, đầu tư trí tuệ và thời gian nghiên cứu kĩ bài dạy, tham khảo tài liệu để xây dựng tình huống có vấn đề.
Ví dụ
Ở bài "Nước bị ô nhiễm" lớp 4
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm: quan sát một số mẫu nước (áo, sông, hồ...), lọc nước qua bông và quan sát miếng bông trước và sau thí nghiệm...
Rút ra nhận xét
Gíáo viên nêu vấn đề: thế nào là nước bị ô nhiễm và và biện pháp chống ô nhiễm nước như thế nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích kết quả thí nghiệm và kết luận vấn đề: đặc điểm của nước sạch, nước bị ô nhiễm.