Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Nhiệm vụ tuần 6 - Coggle Diagram
Nhiệm vụ tuần 6
Phương pháp dạy học dự án
khái niệm
phương pháp dạy học theo dự án hay phương pháp dự án là hình thức dạy học, trong đó người học thực hiên một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm tạo ra các sản phẩm và giới thiệu chúng
Quy trình thực hiện
bước 1: chuẩn bị
Giáo viên
· Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt được.
thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai cần, ý tưởng và tên dự án.
thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh: làm thế nào để học sinh thực hiện xong thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được.
chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế
học sinh
cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí đánh giái
làm việc nhóm để xây dựng dự án
xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công việc trong nhóm
bước 2: công đoạn thực hiện
giáo viên
theo dõi đánh giá trong quá trình thực hiện dự án
liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho học sinh
chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho các em thực hiện dự án
học sinh
phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án heo đúng kế hoạch
tiến hành thu nhập, xử lý thông tin thu được
xây dựng sản phẩm hoặc bản quảng cáo
liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần thiết
thường cuyên phản hồi, thông tin cho giáo viên và các nhóm khác qua các buổi thảo luận
Bước 3: Công đoạn tổng hợp
giáo viên
Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh giai đoạn cuối dự án
bước đầu thông sản phẩm dự án của các nhóm học sinh
học sinh
hoàn tất sản phẩm của nhóm
chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm
bước 4: đánh giá
giáo viên
chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án
theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm học sinh
học sinh
tiến hành giới thiệu sản phẩm
tự đánh giá sản phẩm dự án
đánh giá sản phẩm của các nhóm khác theo tiêu chí đưa ra
Ưu nhược điểm
ưu điểm
Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội
kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh
kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh
Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm
phát triển khả năng triển sáng tạo
rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp
rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn
nhược điểm
DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản;
DHTDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống.
DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
tác dụng
Dạy học dự án giúp học sinh hình thành và phát triển rất nhiều kỹ năng như tự tin, sáng tạo; khả năng sắp xếp, lập kế hoạch, chủ động trong công việc; cách hợp tác tốt với nhiều đối tượng, khả năng thích ứng sự thay đổi môi trường sống và môi trường học tập.
lưu ý
Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.
Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS.
HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
Dạy học dự án không phù hợp với các bài học đòi hỏi sự trình bày chính xác, chặt chẽ và hệ thống (đại lượng vật lí, định luật, thuyết vật lí).
Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.
Dạy học dự án rất thích hợp để tổ chức dạy học các ứng dụng kĩ thuật của vật lí hay vận dụng các kiến thức vật lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
ví dụ: bài 3-AN TOÀN KHI Ở NHÀ(bộ sách cánh diều lớp 1)
B1: chuẩn bị
giáo viên
chủ đề: an toàn khi ở nhà
câu hỏi định hướng cho học sinh; Trong các hình sau đây, việc làm nào có thể dẫn đến bị thương hoặc nguy hiểm?- Nếu là bạn Hà, em sẽ nói gì và làm gì?-Những nguy hiểm gì có thể xảy ra với em của bạn An trong mỗi hình dưới đây?....
thời gian dự án: 30 phút
học sinh
đọc sách hay là nhìn vào hình ảnh có trong bài
chia nhiệm vụ cho mỗi thành viên tìm câu trả lời mà cô đua ra ở đây
B2: Thực hiện
giáo viên
quan sát tình hình làm việc của các nhóm
dẫn dắt các em vào dự án bằng câu hỏi như: em đã từng bị thương khi ở nhà chưa? Nguyên nhân và cách giải quyết của em lúc đó?...
học sinh
chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm 5 người: người 1-Tìm hiểu hình ảnh thứ nhất trong sách giáo khoa(tương tự 2 hình còn lại 2 người) 1 bạn tông hợp ý kiến từ các bạn . Bạn còn lại tổng hợp vào tờ giấy A2 theo hình thức so đồ tư duy
B3: Kết thúc dự án
Học sinh trình bày kết quả thu nhận được trước lớp
Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức
Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Nhược điểm
Đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề.
Đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường.
Quy trình thực hiện
Bước 2: Tìm giải pháp.
Bước 3: Trình bày giải pháp. Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả. Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề,... và giải quyết nếu có thể.
Bước 1:Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề => Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề.
=> giải thích và chính xác hóa tình huống (khi cần thiết) để hiểu đúng vấn đề được đặt ra => Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó.
Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp. Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả. Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề,... và giải quyết nếu có thể
Ưu điểm
Phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề. Học sinh sẽ suy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạp cho học sinh.
Thông qua việc phải giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
Lưu ý
GV cần nắm vững PPDH này, đầu tư trí tuệ và thời gian nghiên cứu kĩ bài dạy, tham khảo nhiều tài liệu để xây dựng tình huống có vấn đề.
GV cần có hiểu biết sâu rộng để không bắt ngờ trước các tình huống của HS, có kĩ năng nghề nghiệp để dẫn dắt HS giải quyết vấn đề.
Đối với những bài có nội dung đơn giản, không có tính vấn đề thì không thể áp dụng PPDH này.
PPDH này thường làm cho GV khó chủ động trong việc đảm bảo tiến độ bài học khi HS chưa quen với việc học tập chủ động
Khái niệm
Là PPDH GV đặt ra những tình huống có vấn đề. GV điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó nắm được kiến thức mới lẫn phương pháp đi tới kiến thức đó, đồng thời phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành thế giới quan khoa học.
PPDH GQVĐ không phải là 1 PPDH riêng biệt mà là tập hợp nhiều PPDH liên kết chặt chẽ và tương tác với nhau. Trong đó, PP này đóng vai trò trung tâm, gắn bó các PPDH khác trong tập hợp, làm cho tinh thần của chúng tích cực hơn.
Ví dụ( Nước bị ô nhiễm lớp 4)
Xây dựng tình huống có vấn đề
Giáo viên đưa ra đề tài nội dung bài học: thế nào là nước bị ô nhiễm và biện pháp chống nước bị ô nhiễm
Vấn đề được giải quyết
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm: quan sát một số nước mẫu, lọc qua giấy và quan sát sau đó rút ra kết luận
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và rút ra kết luận của đặc điểm nước sạch và nước được kiểm tra