Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp dạy học KHTN ở TH - Coggle Diagram
Phương pháp dạy học KHTN ở TH
Phương pháp dạy học quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để quan sát đối với các đối tượng trong tự nhiên và xã hội.
giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát ở trong lớp học hay ngoài lớp ( sân trường, vườn trường, các địa điểm xung quanh trường ...).
đối tượng quan sát của học sinh không chỉ là tranh ảnh, mẫu vật, mô hình mà còn là khung cảnh gia đình, lớp học. cây cối, con người và một số sự vật, hiện tượng diễn ra hằng ngày trong tự nhiên và xã hội ...
Hướng dẫn các em huy động tối đa tất cả các giác quan để quan sát ( trong trường hợp cụ thể ) để học sinh nhớ bài lâu và có những biểu tượng chính xác về các sự vật, hiện tượng.
Các bước thực hiện
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát.
Tùy theo nội dung học tập giáo viên sẽ chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương.
Bước 2: Xác định mục đích quan sát.
Trong quá trình quan sát không phải lúc nào học sinh cũng rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy, với mỗi đối tượng giáo viên cần xác định mục đích của việc quan sát .
Bước 3 : Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát.
Có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, quan sát theo nhóm hoặc cả lớp . Điều đó phụ thuộc vào số đồ dùng chuẩn bị được và năng lực quản lý của giáo viên.
Sử dụng những câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh
Quan sát tổng thể rồi mới đi đến bộ phận, chi tiết .
Quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong.
So sánh với các đối tượng cùng loại ( mà các em đã biết ) để tìm ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau.
Bước 4 : Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng.
Ví dụ minh họa
Lớp 1: Quan sát bầu trời_Bài 31(SGK môn TNXH 1)
Bước 2 : Sau khi quan sát học sinh nhận xét bầu trời tại thời điểm quan sát và biết mô tả bầu trời bằng vốn từ của mình
Bước 1: Học sinh quan sát bầu trời
Bước 3 : Giáo viên tổ chức cho học sinh ra sân trường để các em quan sát bầu trời theo các câu hỏi gợi ý sau :
Nhìn lên bầu trời, các em có thấy những khoảng trời xanh và mặt trời không ?
Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây ?
Những đám mây có màu gì ?
Chúng đứng im hay chuyển động ?
Em có thấy ánh nắng vàng chiếu xuống hoặc những giọt mưa rơi không?
Nhìn xung quanh các em thấy sân trường, cây cối, mọi vật lúc này khô ráo hay ướt?
Bước 4 : Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát và mô tả bầu trời.
Phương pháp dạy học thí nghiệm
khái niệm
Thí nghiệm là phương pháp được sử dụng phổ biến trong dạy học môn Khoa học vì đây là môn học tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học thực nghiệm (Vật lý, Hoá học, Sinh học)
tác dụng
Đối với học sinh tiểu học, tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế, thí nghiệm tuy không nhiều trong chương trình nhưng lại có ý nghĩa lớn lao trong việc tạo ra niềm tin có cơ sở khoa học vào kiến thức mới. chương trình nhưng lại có ý nghĩa lớn lao trong việc tạo ra niềm tin có cơ sở khoa học vào kiến thức mới.
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan sát, phán đoán, phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra những kết luận khoa học, các thao tác tư duy được phát triển
Việc làm thí nghiệm góp phần hình thành cho học sinh kỹ năng kỹ xảo thực hành và vận dụng tri thức vào thực tiễn
Đặc điểm thí nghiệm ở tiểu học
Khác với các lớp trên, ở tiểu học thí nghiệm chỉ tìm hiểu những hiện tượng về định tính mà chưa đi sâu vào định lượng
Các thí nghiệm trong chương trình Khoa học lớp 4,5 có thể phân thành các loại sau:
Loại nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết qủa.
Loại nghiên cứu điều kiện (cái này là điều kiện của cái kia).
Loại nghiên cứu tính chất của vật.
Cách thức sử dụng:
Bước 1: Xác định mục đích thí nghiệm
Việc xác định đúng mục đích thí nghiệm là rất quan trọng, giúp cho việc biểu diễn thí nghiệm đúng mục tiêu đề ra, thí nghiệm đạt được hiệu quả cao
Bước 2: Vạch kế hoạch thí nghiệm
Giáo viên cần liệt kê những dụng cụ thí nghiệm cần có và những điều kiện để tiến hành thí nghiệm. Đồng thời phải vạch được kế hoạch cụ thể: làm gì trước? làm gì sau? thực hiện thao tác gì trên vật nào? quan sát dấu hiệu gì? ở đâu? bằng giác quan nào hoặc bằng phương tiện gì?
Mặt khác, việc vạch kế hoạch thí nghiệm một cách đúng đắn có thể khắc phục được một số khó khăn khi gặp những bài học có nhiều thí nghiệm chứng minh mà thời gian ở lớp có hạn.
Bước 3: Tiến hành thí nghiệm:
Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí, lắp rắp thí nghiệm, đề ra những mâu thuận nhận thức để gây hứng thú, trí tò mò của học sinh đối với thí nghiệm. Có thể tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm theo từng cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp tùy theo mục tiêu, đặc điểm của từng thí nghiệm
Giáo viên cần sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp với tiến trình thí nghiệm (câu hỏi trước khi, trong khi và sau khi làm thí nghiệm).
Bước 4: Tổng kết thí nghiệm và liên hệ thực tế:
ở bước này giáo viên hoặc hoc sinh nêu lại diễn biến thí nghiệm, rút ra những kết luận khoa học. Giáo viên nêu một số ứng dụng trong cuộc sống có liên quan đến thí nghiệm hoặc giải thích một số hiện tượng xẩy ra trong tự nhiên
Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp thí nghiệm
*Đối với thí nghiệm
Thí nghiệm phải bảo đảm tính vừa sức, rõ ràng, hiệu quả và an toàn. -Các thiết bị cần đảm bảo tính khoa học và tính trực quan.
*Đối với giáo viên
Khi biểu diễn thí nghiệm phải làm sao cho tất cả học sinh đều nhìn rõ các bộ phận và các chi tiết chính của dụng cụ thí nghiệm, nếu cần đưa đến từng bàn cho học sinh quan sát.
Thí nghiệm phải đảm bảo thành công: Muốn vậy giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và thử đi thử lại nhiều lần.
+Phải chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo tiến trình của thí nghiệm.
Phương pháp dạy học trò chơi
Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học.
thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng.
việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…
Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có)
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:
Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.
Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
Ưu điểm
Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.
Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS.
Nhược điểm
Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.
Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
Một số điều cần lưu ý
Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học Ngữ văn ở tất cả các lớp của bậc học phổ thông, trong đó có dạy học Tiếng việt ở Tiểu học.
Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:
Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.
Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.