Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
BÀI 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV - Coggle…
BÀI 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
I- Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
Năm 980, nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta
Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
Nói thêm: Lê Hoàn là vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt trong 24 năm. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc nước ta. Khi còn thiếu thời ông làm quan cho nhà Đinh dưới thời Đinh Tiên Hoàng, đến chức Thập đạo tướng quân.
Năm 981, quân dân Đại Cồ Việt chiến đấu anh dũng, thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.
Nói thêm: quốc hiệu đại cồ Việt nghĩa là nước Việt lớn
Nguyên nhân thắng lợi
Ý chí quyết chiến bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc
Có sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của Lê Hoàn
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Thập kỷ 70 của thế kỷ XI, trong lúc Đại Việt đang phát triển thì nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng => nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến. Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”.
Nói thêm: Lý Thường Kiệt( 1019-1105) Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự, nhà chính trị cũng như hoạn quan rất nổi tiếng vào thời nhà Lý nước Đại Việt. Ông làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiếu
Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.
Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt - người chỉ đạo cuộc kháng chiến, đã kết hợp lực lượng quân đội của triều đình, với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan đạo quân nhà Tống rời rút về nước.
Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
Năm 1077, ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt( Bắc Ninh), cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
Nói thêm: Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống, vì: - Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long. - Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.