Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHÓM 10 KHXH_YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ, NHÓM 10-NỘI DUNG GIÁO…
NHÓM 10 KHXH_YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
MÔN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI LỚP 123
TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI XUNG QUANH
Đặt được các câu hỏi đơn giản về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu được về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
Nhận xét được về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát, thực hành
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÂ HỌC
Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ xã hội xung quanh
Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an toàn của bản thân, người khác và xã hội
Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan, trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện, nhận xét được cách ứng xử trong mỗi tình huống.
NHẬN THỨC KHOA HỌC
Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp ở xã hội xung quanh như về sự an toàn trong cuộc sống, mối quan hệ của học sinh với gia đình, nahf trường, cộng đồng
Mô tả được một số sự vật, hiện tượng xã hội xung quanh bằng các hình thức biểu đạt như nói, viết, vẽ
Trình bày được một số đặc điểm, vai trò của một số sự vật, hiện tượng thường gặp trong môi trường xã hội xung quanh
So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật, hiện tượng đơn giản trong xã hội theo một số tiêu chí
MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÍ LỚP 45
TÌM HIỂU LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
– Từ những nguồn tư liệu, số liệu, biểu đồ, lược đồ, bản đồ,... nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và các đối tượng, hiện tượng địa lí.
– Trình bày được ý kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,...
– Biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm thông tin hoặc thực hiện điều tra ở mức độ đơn giản để tìm hiểu về các sự kiện lịch sử và hiện tượng địa lí; biết đọc lược đồ, biểu đồ, bản đồ tự nhiên, dân cư,... ở mức đơn giản.
– So sánh, nhận xét, phân biệt được sự đa dạng về tự nhiên, dân cư, lịch sử, văn hoá ở một số vùng miền; nhận xét được tác động của thiên nhiên đến hoạt động sản xuất của con người và tác động của con người đến tự nhiên.
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC
Biết sưu tầm và sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử, địa lý để thảo luận và trình bày quan điểm về một số vấn đề lịch sử, địa lý, xã hội đơn giản.
Vận dụng được kiến thức lịch sử và địa lý đã học để phân tích và nhận xét ở mức độ đơn giản tác động của một số sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lý,... đối với cuộc sống hiện tại.
Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số sự kiện lịch sử, hiện tượng địa lý.
Đề xuất được ý tưởng và thực hiên được một số hành động như: sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
Xác định được vị trí của một đặc điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ, sử dụng được đường thời gian để biểu diễn được quá trình phát triển của sự kiện và quá trình lịch sử.
NHẬN THỨC KHOA HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
– Trình bày, mô tả được một số nét chính về lịch sử và địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước, thế giới.
– Nêu được cách thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên
– Kể, nêu, nhận biết được các hiện tượng địa lí, sự kiện lịch sử diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian – thời gian; một số giá trị, truyền thống kết nối con người Việt Nam; một số nền văn minh; một số vấn đề khó khăn mà nhân loại đang phải đối mặt.
NHÓM 10-NỘI DUNG GIÁO DỤC
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 123
LỚP 2
Trường học
Một số sự kiện thường được tổ
chức ở trường học
Giữ an toàn vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường
Cộng đồng địa phương
Hoạt động mua bán hàng hoá
Hoạt động giao thông
Gia đình
Nghề nghiệp của người lớn
trong gia đình
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
Các thế hệ trong gia đình
Giữ vệ sinh nhà ở
LỚP 3
Trường học
Cộng đồng địa phương
Gia đình
Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng nhớ của gia đình.
Họ hàng nội, ngoại.
LỚP 1
Trường học
Các thành viên và nhiệm vụ của một số thành viên trong lớp học, trường học.
Cơ sở vật chất của lớp học và trường học.
Hoạt động chính của học sinh ở lớp học và trường học.
An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp.
Gia đình
Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà.
Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng ngăn nắp.
Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Cộng đồng địa phương
Quang cảnh làng xóm, đường phố.
Một số hoạt động của người dân trong cộng đồng.
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 45
LỚP 4
LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Giới thiệu các phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí
Kể được tên một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và Địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu,...
Cách sử dụng một số phương tiện
học tập môn Lịch sử và Địa lí
– Sử dụng được một số phương tiện môn học vào học tập môn Lịch sử và Địa lí.
ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)
Thiên nhiên và con người địa
phương
Xác định được vị trí địa lí của địa phương trên bản đồ Việt Nam.
Mô tả được một số nét chính về tự nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu,...) của địa phương có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ
Trình bày được một số hoạt động kinh tế ở địa phương
Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường
xung quanh.
Lịch sử và văn hoá truyền thống
địa phương
Mô tả được một số nét về văn hoá (ví dụ: nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, ẩm thực,...) của địa phương.
– Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một loại trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương.
– Kể lại được câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa phương.
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Thiên nhiên
Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Fansipan, cao nguyên Mộc Châu,...) của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ
Quan sát lược đồ, tranh ảnh, mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ:
địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Nêu được một cách đơn giản ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời
sống và sản xuất của người dân ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ.
Dân cư, hoạt động sản xuất và
một số nét văn hoá
Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Nhận xét được một cách đơn giản về sự phân bố dân cư ở trung du và miền núi Bắc Bộ thông qua lược đồ phân bố dân cư
Kể được một số cách thức khai thác tự nhiên (ví dụ: làm ruộng bậc thang, xây dựng
các công trình thuỷ điện, khai thác khoáng sản,...)
Mô tả được một số lễ hội văn hoá của các dân tộc ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (ví dụ: lễ hội Gầu Tào, hát Then, múa xoè Thái, lễ hội Lồng Tồng, chợ phiên vùng cao,...).
Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng
Vương
Xác định được vị trí của khu di tích Đền Hùng trên bản đồ hoặc lược đồ, thời gian, địa
điểm tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay.
Đọc sơ đồ khu di tích, xác định được một số công trình kiến trúc chính trong quần thể
di tích Đền Hùng.
– Sử dụng tư liệu lịch sử và văn hoá dân gian, trình bày được những nét sơ lược về lễ
hội giỗ Tổ Hùng Vương.
Kể lại được một số truyền thuyết có liên quan đến Hùng Vương.
– Thể hiện được niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Sông Hồng và văn minh sông
Hồng
Xác định được sông Hồng trên bản đồ hoặc lược đồ.
Kể được một số tên gọi khác của sông Hồng.
Sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử (tranh ảnh, đoạn trích tư liệu,...), trình bày được một
số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng.
Mô tả được một số nét cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ
thông qua quan sát một số hình ảnh về cuộc sống của người Việt cổ trong hoa văn
trên trống đồng Đông Sơn, kết hợp với một số truyền thuyết (ví dụ: Sơn Tinh –
Thuỷ Tinh; Sự tích bánh chưng, bánh dầy,...).
Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của
sông Hồng.
Thăng Long – Hà Nội
Nêu được một số tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội.
Trình bày được một số nét chính về lịch sử Thăng Long – Hà Nội thông qua các tư
liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về Thăng Long tứ trấn, sự tích Hồ Gươm, Hoàng Diệu
chống thực dân Pháp, chuyện Hà Nội đánh Mỹ.
Phân tích được đặc điểm tự nhiên của Thăng Long thể hiện ở Chiếu dời đô của Lý
Công Uẩn.
Sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí, nêu được Hà Nội là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
Xác định được vị trí địa lí của Thăng Long – Hà Nội trên bản đồ hoặc lược đồ.
Thể hiện được ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của Thăng Long – Hà Nội.
Dân cư, hoạt động sản xuất và
một số nét văn hoá
Kể được tên một số dân tộc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nhận xét và giải thích được ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ thông qua bản đồ hoặc lược đồ phân bố dân cư.
Mô tả được một số hoạt động sẳn xuất truyền thống (trồng lúa nước, nghề thủ công..) ở đồng bằng Bắc Bộ. Mô tả được một hệ thống đê và nêu được vai trò của đê diều trong trị thủy
Mô tả được một số nét văn hoá ở làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Đọc tư liệu lịch sử, mô tả được kiến trúc và chức năng của một trong các công trình
Văn Miếu, Quốc Tử Giám, nhà bia tiến sĩ.
Bày tỏ được cảm nghĩ về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để giữ gìn các di tích lịch sử.
Xác định được một số công trình tiêu biểu: Khuê Văn Các, nhà bia tiến sĩ, Văn Miếu,
Quốc Tử Giám trên sơ đồ khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Thiên nhiên
Trình bày được một số thuận lợi và khó khăn của địa hình, sông ngòi đối với sản xuất
và đời sống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nêu được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, sông ngòi,...) của
vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Xác định được vị trí địa lí của vùng đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Thiên nhiên
Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,...) của vùng duyên hải miền Trung.
– Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, tranh ảnh, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) của vùng duyên hải miền Trung.
– Nêu được một số tác động của môi trường thiên nhiên đối với đời sống và hoạt động sản xuất trong vùng.
– Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng duyên hải miền Trung.
– Thể hiện được thái độ cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.
Dân cư, hoạt động sản xuất và
một số nét văn hoá
Kể được tên một số vật dụng chủ yếu có liên quan đến đời sống của người dân ở vùng duyên hải miền Trung
– Kể được tên một số bãi biển, cảng biển của vùng duyên hải miền Trung.
– Nêu được một số hoạt động kinh tế biển ở vùng duyên hải miền Trung (làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch biển, giao thông đường biển,...).
– Xác định được các di sản thế giới ở vùng duyên hải miền Trung trên bản đồ hoặc lược đồ
– Trình bày được một số điểm nổi bật về văn hoá của vùng duyên hải miền Trung, có sử dụng tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện,...)
Cố đô Huế
Xác định được vị trí địa lí của cố đô Huế trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Mô tả được vẻ đẹp của cố đô Huế qua hình ảnh sông Hương, núi Ngự và một số công trình tiêu biểu như: Kinh thành Huế, Chùa Thiên Mụ, các lăng của vua Nguyễn,...
– Kể lại được một số câu chuyện lịch sử liên quan đến cố đô Huế.
– Đề xuất được một số biện pháp để bảo tồn và gìn giữ giá trị của cố đô Huế.
Phố cổ Hội An
Xác định được vị trí địa lí của phố cổ Hội An trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Mô tả được một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở phố cổ Hội An (ví dụ: Nhà cổ, Hội quán của người Hoa, Chùa Cầu Nhật Bản,...) có sử dụng tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện,...)
– Đề xuất được một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An
TÂY NGUYÊN
Thiên nhiên
– Xác định được vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên, các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ và lược đồ
– Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, đất đai, khí hậu, rừng,...) của vùng Tây Nguyên.
– Nêu được nét điển hình của khí hậu thông qua đọc số liệu về lượng mưa, nhiệt độ của một địa điểm ở vùng Tây Nguyên.
– Nêu được vai trò của rừng đối với tự nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của người dân ở vùng Tây Nguyên.
– Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ rừng ở Tây Nguyên
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá
– Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
– Sử dụng lược đồ phân bố dân cư hoặc bảng số liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
– Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên (ví dụ: trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển thủy điện,...).
– Mô tả được một số nét chính về văn hoá các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
– Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, N'Trang Lơng, Can Lịch,…
Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên
Kể được tên một số dân tộc là chủ nhân của không gian văn hoá cồng chiêng
– Nêu được vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Mô tả được những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
NAM BỘ
Dân cư, hoạt động sản xuất và
một số nét văn hoá
Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vùng Nam Bộ sự phân bố một số ngành công
nghiệp, cây trồng, vật nuôi.
Trình bày được một số hoạt động sản xuất của người dân ở vùng Nam Bộ (ví dụ: sản
xuất lúa, nuôi trồng thuỷ sản,...).
Kể được tên một số dân tộc ở vùng Nam Bộ.
Mô tả được sự chung sống hài hòa với thiên nhiên của người dân thông qua một số nét
văn hoá tiêu biểu (ví dụ: nhà ở, chợ nổi, vận tải đường sông,...).
Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về một số nhân vật tiêu biểu của Nam Bộ, như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thị Định,...
TP. Hồ Chí Minh
Kể được một số tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh.
Xác định được vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ hoặc lược đồ.
Trình bày được một số sự kiện lịch sử có liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử, như: chuyện về bến cảng Nhà Rồng,
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước,...
Sử dụng tư liệu lịch sử và địa lí, nêu được Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh
tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
Thiên nhiên
Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên
(ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,...) ở vùng Nam Bộ.
Nêu được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người
dân vùng Nam Bộ.
Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ
trên bản đồ hoặc lược đồ
Địa đạo Củ Chi
Mô tả được một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi, có sử dụng tranh ảnh,
tài liệu lịch sử.
Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi, chống Mỹ ở
Địa đạo Củ Chi.
Xác định được vị trí của Địa đạo Củ Chi trên bản đồ hoặc lược đồ.
LỚP 5
ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
Thiên nhiên Việt Nam
Biển, đảo Việt Nam
Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca
– Xác định được vị trí địa lí, của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
– Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.
– Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kể được tên một số tỉnh, thành phố của VN
– Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam
Dân cư và dân tộc ở Việt Nam
NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
Phù Nam
Champa
Văn Lang, Âu Lạc
CHUNG TAY XÂY DỰNG THẾ GIỚI
Xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp
Xây dựng thế giới hoà bình
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc
Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long
Triều Trần và kháng chiến chống Mông – Nguyên
Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê
Triều Nguyễn
Cách mạng tháng Tám năm 1945
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
Đất nước đổi mới
TÌM HIỂU THẾ GIỚI
Các châu lục và đại dương trên thế giới
Dân số và các chủng tộc trên thế giới
Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Vương quốc Campuchia
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)