Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
các bài học về khoa học xã hội trong từng bộ sách., Phương pháp dạy học -…
-
Phương pháp dạy học
PPDH Kể chuyện
Khái niệm
Là cách dùng lời nói để trình bày một cách sinh động ,Có hình ảnh và truyền tải đến người nghe về một nhân vật,Một sự kiện lịch sử để hình thành một biểu tượng khái niệm với niềm tin sâu sắc
Là một trong những phương pháp được sử dụng thường xuyên trong các môn tự nhiên xã hội , dặc biệt với phần lịch sử vì kiến thức bài học được chuyển qua các câu chuyện
Tác dụng
Rèn cho học sinh tập diễn đạt câu chuyện theo ý tưởng và ngôn ngữ của mình ,Vì vậy góp phần phát triển ngôn ngữ cho học sinh
Kể chuyện tạo nên một bức tranh sinh động về quá khứ,đó là những nhân vật nổi tiếng , những vùng đất xa lạ ,những hiện tượng xã hội -tự nhiên ,Hình thành những biểu tượng và khái niệm sâu sắc
Ví dụ: cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên, Giáo viên kể về tấm gương thiếu niên nhỏ tuổi Trần Quốc Toản
Ở những nốt đầu tiểu học học sinh chưa học viết thông thạo nên lời nói là phương tiện truyền tải kiến thức vì vậy Kể chuyện là phương pháp phổ biến
-
Tạo niềm tin và sự chân thiện mỹ và sự sáng tạo của con người trong việc con người trong việc cải tạo thế giới tự nhiên
-
VÍ DỤ
bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( SGK LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4)
Tên hoạt động: kể về diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Bước 1: Chuẩn bị
Mục đích kể chuyện:
- để giúp học sinh hiểu rõ hơn về diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- rèn kĩ năng kể, tái hiện một sự kiện cho học sinh
- Đối tượng kể: cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Hình thức kể : HS từ câu hỏi gợi ý của giáo viên qua thảo luận nhóm tự trình bày lại câu chuyện
- Tranh vẽ minh họa: Tranh và bản đồ trong sgk
Bước 2: Tiến hành kể chuyện
GV đặt câu hỏi gợi ý về câu chuyện , gọi HS trả lời
Cho HS hoạt động theo nhóm, kể lại câu chuyện
Gọi học sinh đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
Chú ý
Pp kể chuyện thường sử dụng môn lịch sử và địa lý. Khi dạy GV cần tái hiẹn quá khứ đúng như tồn tại, tôn trọng tính chân thực của lịch sử
kể chuyện là sự " Sao chép có sáng tạo ", tránh việc HS học thuộc từng câu từng chữ. Hướng dẫn học sinh kể chuyện bằng ngôn ngữ của chính mình , bồi dưỡng kỹ năng kể chuyện cho HS
Có thể dùng nhiều hình thức kể chuyện: trong nhóm, trước lớp,...
-
GV kể phải truyền cảm và thu hút, cần sự hỗ trợ của tranh ảnh, máy chiếu,...
Thời gian kể chuyện không nên kéo dài quá 10-15p ( do sự chú ý của HS không bền). Dành thời gian cho học sinh làm việc với tư liệu...
PPDH Thảo luận
Khái niệm
Là phương pháp dạy học giáo viên tổ chức cuộc đối thoại trao đổi ý kiến giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh nhằm huy động trí tuệ của tập thể để giải quyết một vấn đề do môn học đặt ra hoặc một vấn đề do thực tế cuộc sống đòi hỏi để đưa ra những giải pháp, quan niệm mới .
Phân loại
Thảo luận theo nhóm: học sinh làm việc từng nhóm khoảng 2 đến 6 người các nhóm có thể thảo luận một vấn đề giống nhau hay những vấn đề khác nhau, khi thảo luận tất cả mọi người cần phải tham gia có cơ hội trình bày ý kiến của mình. Cuối cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả ,giáo viên là người tổng kết rút ra kết luận .
Thảo luận cả lớp được tiến hành để tăng số lượng học sinh tham gia tăng giá trị nhận thức, thúc đẩy việc suy nghĩ có phê phán ,áp dụng hình thức này giáo viên cần bao quát được toàn bộ lớp học ,tránh tình trạng một số em ngồi chơi, gây mất trật tự
Cách tiến hành
Thảo luận cả lớp
Bước 1: chuẩn bị nội dung thảo luận
-Giáo viên cần chọn nội dung thảo luận phù hợp với học sinh Trước khi đưa ra đề tài giáo viên phải nghiên cứu xem học sinh đã biết gì, cảm thấy gì, suy nghĩ gì về đề tài
Bước 2: tiến hành thảo luận
Giáo viên thông báo về vấn đề cần thảo luận, hình thức và cách thức thảo luận. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm . Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên quan sát, theo dõi giúp đỡ khi cần thiết, khuyến khích sự tham gia của học sinh
Bước 3: tổng kết và đánh giá thảo luận
Giáo viên hoặc học sinh tổng kết thảo luận và trình bày những ý kiến đã thống nhất của tập thể nhóm. Giáo viên đánh giá ý kiến phát biểu nhận xét về tinh thần thái độ làm việc của các nhóm, cá nhân
Thảo luận nhóm
-
-
Bước 3 tổ chức thảo luận
Giáo viên thông báo về vấn đề cần thảo luận hình thức cách thức thảo luận . Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm. Trong quá trình thảo luận, giáo viên quan sát, theo dõi, giúp đỡ học sinh
Bước 4 báo cáo kết quả thảo luận
đại diện các nhóm báo cáo,nhận xét ,bổ sung
Bước 5 tổng kết
Giáo viên và học sinh tổng kết thảo luận và trình bày những ý kiến đã được thống nhất qua tập thể nhóm. Giáo viên đánh giá ý kiến phát biểu ,nhận xét về tinh thần thái độ làm việc của nhóm, cá nhân
Tác dụng
Học sinh được Tập dượt tham gia tìm hiểu, giải quyết vấn đề tình huống học tập do thực tế đặt ra
Được học hỏi bạn, biến kiến thức của bạn thành kiến thức của mình, thông qua thảo luận các em nâng cao năng lực cá nhân
-
Làm cho giờ học sôi nổi, học sinh tích cực
-