Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHÂN TÍCH VIDEO BÀI GIẢNG DẠY CHÍNH TẢ: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH …
PHÂN TÍCH VIDEO BÀI GIẢNG DẠY CHÍNH TẢ: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp
Phân tích ngôn ngữ
Thời điểm sử dụng: sử dụng trong phần Khám phá: giáo viên và học sinh tìm và đọc các từ khó trong 3 đoạn thơ
Mục tiêu: để lưu ý trong khi viết chính tả.
Giao tiếp
Thời điểm sử dụng: Được sử dụng xuyên suốt trong quá trình dạy học
Mục tiêu: giúp học sinh xác đinh được yêu cầu bài học
Trò chơi
Thời điểm sử dụng: sử dụng trong phần Khởi động, trò chơi “Chiếc hộp bí mật”
Mục tiêu
Hình ảnh sinh động, trực quan tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh bước vào bài học ở hoạt động khởi động
Điền vần thích vào chỗ trống, tìm từ chứa vần đã học, đọc và phát âm đúng câu có sẵn, giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học.
Phương tiện
Giáo viên: powerpoint bài giảng, sách giáo khoa, máy tính,..
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi, bút
Khởi động
Cách tiến hành
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Chiếc hộp bí mật”
Giáo viên phổ biến luật chơi: có 5 chiếc hộp, em hãy chọn một chiếc hộp mà mình yêu thích, và trả lời câu hỏi trong xuất hiện trong chiếc hộp đó.
Học sinh chọn hộp quà và trả lời
Giáo viên nhận xét
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
Tạo hứng thú đầu tiết học
Học sinh trả lời các câu hỏi về các âm, vần, dấu khó như “in, inh”, “l, n, s, x”, dấu ngã, dấu nặng mà các vần này sẽ xuất hiện trong bài viết chính tả, giáo viên dẫn dắt vào bài một cách logic, phù hợp.
Nhược điểm: (nhóm chưa thấy phần khởi động có hạn chế)
Mục tiêu
Hình ảnh sinh động, trực quan tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh bước vào bài học ở hoạt động khởi động
Điền vần thích vào chỗ trống, tìm từ chứa vần đã học, đọc và phát âm đúng câu có sẵn, giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học.
Phương pháp trò chơi: giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi xuất hiện trong hộp quà
Khám phá
Cách tiến hành
Hoạt động của GV
Giới thiệu bài mới: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một bài thơ rất hay của nhà thơ PTD mà cô trò chúng ta học giờ Tập đọc trước. Giờ Chính tả hôm nay 3 khổ cuối của bài thơ và đi làm một số bt chính tả phân biệt s/x, dấu hỏi, dấu ngã.
Hướng dẫn nhớ-viết chính tả
GV: “Em hỏi thế nào là nhớ-viết”
GV gọi một số HS đọc thuộc 3 khổ thơ cuối
Trao đổi về nội dung đoạn thơ
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài, và trả lời câu hỏi “Thế nào là nhớ viết”
Yêu cầu học sinh đọc thuộc 3 khổ thơ cuối của bài thơ và nhận xét
Gọi học sinh trả lời 2 câu hỏi
C1: “Ba khổ thơ cuối nói lên điều gì?”
C2: “Bài thơ viết theo thể thơ nào?Ta cần trình bày bài thơ này như thế nào?”
Đưa ra từ khó trong bài, khi viết cần lưu ý “xoa mắt đắng, đột ngột, sa, ùa, buồng lái, gió lùa”
Hướng dẫn viết chính tả
GV lưu ý khi viết bài:
Tên bài thơ viết giữa dòng, chữ đầu mỗi câu thơ phải viết hoa, dùng dấu câu cho đúng. Hết khổ thơ phải cách dòng để viết tiếp khổ tiếp theo.
Tư thế ngồi và cách cầm bút
GV yêu cầu HS gấp sách, viết bài trong vòng 15p
GV yêu cầu HS nộp bài lên Padlet
GV chiếu một số bài viết của HS và yêu cầu HS khác nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động của HS
Lắng nghe
HS ghi tên bài
HS trả lời
Một số HS đọc bài. HS khác nhận xét bài đọc của bạn.
Câu1: đoạn thơ ca ngợi tinh thần hăng hái tình đồng đội của các chiến sĩ lái xe
Câu 2: bài thơ viết theo thể thơ tự do, viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi câu thơ, các câu thẳng nhau
Học sinh đọc lại những từ khó
HS đọc lại lưu ý
HS viết bài
Một vài HS khác nhận xét
Phương pháp dạy học : Phương pháp vấn đáp: giáo viên đưa ra các câu hỏi như “Nhớ viết là gì?” để học sinh hiểu được yêu cầu bài, hay như hỏi các câu hỏi liên quan đến 3 đoạn thơ
Mục tiêu : Nhớ - viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ
Phương pháp, công cụ đánh giá: Phương pháp quan sát
Giáo viên quan sát quá trình học sinh đọc 3 đoạn thơ để giúp học sinh đọc đúng với tinh thần của bài thơ, đồng thời yêu cầu học sinh tìm ra những từ khó cần lưu ý.
Chiếu bài viết chính tả của học sinh và nhận xét.
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
Học sinh nhớ được “Nhớ-viết” là gì, đọc diễn cảm
Viết đúng những từ khó
Nhược điểm
Giáo viên không nên hỏi “Bạn nào giỏi cho cô biết…?” mà thay bằng “Một bạn cho cô biết..” và chỉ đích danh một bạn học sinh trả lời.
Trong hoạt động này thì hoạt động viết của học sinh là chính, giáo viên nên gọi 1 bạn đọc, và đưa ra từ khó luôn, để học sinh tập trung vào viết nhiều hơn.
Vận dụng
Mục tiêu: HS vận dụng bài học để tìm những sự vật có s/x, dấu hỏi, dấu ngã trong cuộc sống.
Cách tiến hành
Hoạt động của GV
GV chia lớp thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Tìm tên đồ vật, con vật có âm đầu là s hoặc x trong gia đình, xung quanh em.
Nhóm 2: Tìm tên đồ vật, con vật chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã trong gia đình, xung quanh em.
GV yêu cầu HS gõ câu trả lời vào Padlet
GV gọi HS đại diện nhóm nhận xét. GV nhận xét 2 nhóm
GV yêu cầu HS về nhà tìm thêm từ và điền vào VBT.
Hoạt động của HS
HS lắng nghe
HS thảo luận trong vòng 2p để thực hiện yêu cầu
2 nhóm nhận xét nhau
HS lắng nghe
Phương pháp .
PP giao tiếp: GV và HS giao tiếp với nhau suốt hđ, HS và HS trao đổi nhóm để hoàn thành yêu cầu.
PP thảo luận nhóm: HS tham gia thảo luận với nhau để tìm ra các từ theo yêu cầu của GV.
Ưu điểm
GV sử dụng CNTT để bài dạy thêm phong phú
GV đã tổ chức hđ phù hợp với mục đích
Phản biện:
GV nên để HS chủ động hơn trong giờ học bằng cách gọi HS đọc những từ mà nhóm bạn đã tìm được thay vì GV đọc. Sau khi gọi HS nhận xét, GV mới đưa ra nhận xét chung về các từ HS tìm được và thấy rằng các từ mà nhóm 2 tìm được ít hơn ở nhóm 1.
Đề xuất ý tưởng: ở hđ này, GV nên tổ chức thành 1 trò chơi hoặc cuộc thi để tạo hứng thú cho HS. Ví dụ như sau khi chia HS thành 2 nhóm, sẽ tổ chức cho các em thi viết từ. Các bạn trong nhóm lần lượt đưa ra các từ trên trang padlet. Sau thời gian quy định, nhóm nào viết được nhiều từ đúng hơn thì nhóm đó sẽ giành chiến thắng. Phần thưởng có thể là những ngôi sao của tháng cho HS trong nhóm.
Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức. Giúp HS phân biệt s/x, dấu hỏi, dấu ngã.
Cách tiến hành
Hoạt động của GV
Bài tập 2a:
GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
GV chia lớp thành nhóm đôi thảo luận trong 5p
GV gọi một số nhóm trả lời:
Những TH chỉ viết s không viết x
Những TH chỉ viết x không viết s
Bài tập 2b
GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trong 2p
GV gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn thành
GV đưa ra đáp án đúng.
GV nhận xét chung
Hoạt động của HS
2 HS đọc yêu cầu
Nhóm trả lời
HS khác nhận xét
HS đọc yêu cầu
Cả lớp làm bài
HS đọc đoạn văn. HS khác nhận xét.
HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh
HS lắng nghe
Phương pháp
PP giao tiếp: có sự giao tiếp thông qua các câu hỏi và yêu cầu giữa GV với HS và giao tiếp giữa HS với HS thông qua hoạt động trao đổi nhóm.
PP phân tích ngôn ngữ: GV cho HS
Ưu điểm:
GV dẫn dắt thu hút, khích lệ, khen ngợi HS đúng lúc
Phương pháp thảo luận nhóm giúp các học sinh đều phải tham gia vào hoạt động.
Phản biện: Vì thời gian trên lớp có hạn, giáo viên cho học sinh làm 1-2 bài tập và chữa thật kĩ, bài còn lại thì yêu cầu học sinh về nhà làm