Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHUONG V. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT…
CHUONG V. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
TOÀN DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc
Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách mạng Việt Nam.
Đại đoàn kết dân tộc là
vấn đề mang tính sống còn
của dân tộc Việt Nam nên chiến lược này được duy trì cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chính sách và phương pháp tập hợp đại đoàn kết điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng nhưng không thay đổi chủ trương đại đoàn kết dân tộc. vì đó là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
HCM đã khẳng định vai trò to lớn và sức mạng của khối đại đoàn kết dân tộc:
“Đoàn kết là sức mạng của chúng ta”.
“ Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”.
“Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”.
“Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”.
“Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết”.
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam
Đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng.
Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/3/1951, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”.
Đại đoàn kết là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng và của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng.
Đảng Cộng sản có sứ mệnh thức tỉnh, chuyển những nhu cầu, đòi hỏi khách quan tự phát thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết. → Tạo thành sức mạng tổng hợp.
Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc:
Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
:
Chủ thể bao gồm toàn thể nhân dân, những người Việt Nam yêu nước ở các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, các đảng phái,...”.
Nhân dân”trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa được hiểu với nghĩa là con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân và cả hai đều là chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
HCM: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho độc lập và thống nhất của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. → “Ta” vừa là chủ thể, vừa là ĐCSVN nói rêng và mọi người dân VN nói chung.
Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải đứng trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc để tập hợp lực lượng, không bỏ sót một lực lượng nào. → HCM định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN.
Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc.
:
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc phải trên cơ sở lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, bộ phận và toàn cục, giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế.
→ Lực lượng chính là công nhân, nông dân và trí thức.
Chú trọng yếu tố “hạt nhân” là sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng vì đó là điều kiện cho sự đoàn kết ngoài xã hội.
3. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
:
Một là, phải kể thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc.
Thứ hai, phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người.
Ba là, phải có niềm tin vào nhân dân.
4. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – Mặt trận dân tộc thống nhất
Mặt trận dân tộc thống nhất
:
Khối đại đoàn kết dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạng khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc. → Mặt trận dân tộc thống nhất.
Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt, cả trong nước và kiều bào sinh sống ở nước ngoài.
Tùy từng thời kỳ, Mặt trận dân tộc thống nhất có thể có những tên gọi khác nhau nhưng thực chất chỉ là một, đó là tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức, cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu đều vì mục tiêu chung là độc lập, thống nhất Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho nhân dân
. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
:
Một là, phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân – nông dân – trí thức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đây là nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc. → Cơ sở để mở rộng Mặt trận.
Liên minh công nông là nền tảng “vì họ là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết, mà cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn hết. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn mọi tầng lớp khác”.
Công nông phải liên minh với các giai cấp khác, nhất là đội ngũ trí thức.
Đảng không có lợi ích riêng mà gắn liền với lợi ích xã hội và dân tộc. Đảng lãnh đạo mặt trận thể hiện ở:
• Khả năng nắm bắt thực tiễn
• Phát hiện quy luật khách quan sự vận động của lịch sử. → Vạch đường lối và phương pháp cách mạng phù hợp.
• Lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ là đấu tranh giải phóng dân tộc và giai phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với CNXH.
Hai là: Phải xuất phát từ mục tiêu về nước, vì dân.
đại đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu.
đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn đấu,
đây là nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng phái, dân tộc và tôn giáo vào trong Mặt trận.
Ba là: Phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của cả dân tộc, gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo khác nhau với nhiều lợi ích khác nhau. → Phải hoạt động dựa trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
Mọi vấn đề được đem ra bàn bạc công khai, để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức.
Những lợi ích riêng chính đáng, phù hợp với lợi ích chung của đất nước, dân tộc cần được tôn trọng.
Những gì riêng biệt, không phù hợp sẽ được giải quyết bằng lợi ích chung dân tộc, bằng sự nhận thức đúng đắn của mỗi người, mỗi bộ phận về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng.
Bốn là: Phái đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Chặt chẽ thực sự là yêu cầu khách quan.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm: “Cầu đồng tồn dị”, lấy cái chung để hạn chế cái riieng, cái khác biệt.
Người nêu rõ: “Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”. → Tạo nên sự đoàn kết chặt chẽ, lâu dài tạo tiền đề mở rộng khối đại đoàn kết trong mặt trận.
5. Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Một là, làm tốt công tác vận động quần chúng (Dân vận)
Dân vận để thu hút quần chúng từ đó đoàn kết mọi người. → Tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa.
Để phát huy vai trò, trí tuệ, khả năng của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến, kiên quốc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì Đảng và Nhà nước cũng như cán bộ, đảng viên phải:
• Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền và vận động quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
• Giúp dân hiểu sâu sắc về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân đối với Đảng, với Tổ quốc và với dân tộc. → Quần chúng tích cực, chủ động phấn đấu và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
-> Mọi phương pháp tiếp cận và vận động quần chúng đề phải phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; phải xuất phát từ thực tế trình độ dân trí và văn hóa.
Hai là, thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để tập hợp quần chúng.
Đây là những tổ chức để tập hợp, giáo dục, rèn luyện quần chúng cho phù hợp từng giai cấp dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, vùng miền,...như: Công đoàn, Hội nông dân,...
Các đoàn thể có nhiệm vụ giáo dục, động viên và phát huy tính tích cực của các tầng lớp nhân dân. → Góp phần thực hiện nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn.
Ra đời dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-> Trong tiến trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ đất nước, các tổ chức, đoàn thể không ngừng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, là hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc.
Ba là, các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
Các đoàn thể, tổ chức quần chúng và Mặt trận dân tộc thống nhất là sợi dây gắn kết Đảng với nhân dân.
Người khẳng định:
“Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ”.
→
Bản chất là tổ chức của dân
, do đó vai trò của Mặt trận và các đoàn thể là phải vận động quần chúng gồm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tham gia vào các tổ chức của mình.
Công tác vận động quần chúng phải dựa trên chiến lược: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Đều có sự chỉ đạo trong công tác vận động quần chúng.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
1. Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế.
.
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng
Đây là một trong những nội dung chủ yếu trong tư tưởng HCM về đoàn kết quốc tế và cũng là bài học quan trọng nhất, mang tính thười sự sâu sắc nhất của cách mạng Việt Nam.
Sức mạnh dân tộc: sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước hết là sức mạng của chủ ghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do. → Giúp dân tộc Việt Nam vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong dựng nước và giữ nước.
Sức mạnh thời đại: Sức mạnh của phong trào cách mạng thế giới, là sức mạnh của chủ nghĩa Mác-Lenin được xác lập bởi thắng lợi của CMT10 Nga năm 1917.
HCM đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Người cho rằng cách mạng Việt Nam chỉ có thể thành công khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Tư tưởng đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới đã được HCm phát triển ngày càng đầy đủ, rõ ràng và cụ thể.
Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế. Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế.
-> Nói đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Viêt Nam thì đoàn kết quốc tế là nhân tố thường xuyên và quan trọng giúp cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn trong giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và quá độ lên XHCN.
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại
:
Thực hiện đoàn kết quốc tế không chi vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế vì các mục tiêu cách mạng của thời đại.
Nắm được đặc điểm của thời đại mới – thời đại đã chấm dứt sự tồn tại biệt lập giữa quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế rộng rãi và vận mệnh mỗi dân tộc gắn liền với vận mệnh chung của cả loài người, HCM đã hoạt động tích cực
để phá vỡ thế đơn độc của cách mạng Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới với mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Theo HCM, muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung, các đảng cộng sản trên thế giới thì phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sôvanh,... và tiến hành hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước chấn chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho nhân dân
-> Trong tư tưởng HCM, thực hiện đoàn kết quốc tế kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiên thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại.
2. Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức
Các lực lượng cần đoàn kết bao gồm: phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hoà bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược Việt Nam.
Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tee
sự đoàn kết giữa giai cấp công nhân quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
Chủ trương đoàn kết giai cấp công nhân quốc tế, đoàn kết giữa các đảng cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ tính tất yếu về vai trò của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.
chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao Công toàn thế giới.
Chỉ có sức mạng của đàon kết của lao động trên toàn thế giới theo tinh thần "bốn phương vô sản đều là anh em mới chống lại được những âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc thực dân
Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
Người đã lưu ý Quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm” làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”
Quốc tế Cộng sản, bằng mọi cách phải làm cho đội quân tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này, chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giảnh thắng lợi cuối cùng”1.
Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do và công lý
Hồ Chí Minh đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hòa bình, tự do, công lý và bình đẳng để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới. -> khơi gợi lương tri của những người tiến bộ tạo nên những tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ tri thức và từng con người trên hành tinh.
Hồ Chí Minh khẳng định: Chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang.
Hình thức tổ chức
:
Đoàn kết quốc tế trong tư tưởng HCM không phải là vấn đề sách lược, một thủ đoạn chính trị nhất thời mà là vấn đề có tính nguyên tắc, một đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam.
Năm 1924, HCM đã đưa ra quan điểm về thành lập “Mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa” chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời kiến nghị Quốc tế Cộng sản cần có giải pháp cụ thể để quan điểm này trở thành sự thật.
Năm 1941, để khơi dậy sức mạng và quyền tự quyết của mỗi dân tộc, Người quyết định thành lập Mặt trận độc lập đồng minh cho từng nước, tiến tới thành lập Đông Dương độc lập đồng minh. Trong chống Pháp và chống Mỹ, Người chỉ đạo việc hình thành Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào.
Người cũng chăm lo củng cố cho mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt theo tinh thần “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với Trung Quốc và với các dân tộc châu Á và châu Phi đang đấu tranh giành độc lập.
Những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với việc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa tại Pháp, HCM đã tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tại TQ. → Đây là hình thức sơ khai của mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức theo xu hướng vô sản, lần đầu xuất hiện trong lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
→ Với việc tham gia sáng lập các tổ chức này, HCM đã góp phần đặt cơ sở cho sự ra đời của Mặt trận nhân dân Á – Phi đoàn kết với Việt Nam.
Những năm đấu tranh giành độc lập dân tộc, HCM đã tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước XHCN, của bạn bè quốc tế và nhân loại tiến bộ, có nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ, hình thành mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống phát xít nhằm tạo thế và lực cho cách mạng Việt Nam.
Như vậy, tư tưởng đoàn kết vì thắng lợi của Cách mạng Việt Nam đã định hướng cho việc hình thành 4 tầng mặt trận:
• Mặt trận đại đoàn kết dân tộc.
• Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào.
• Mặt trận Á – Phi đoàn kết với Việt Nam.
• Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược.
Đây là sự phát triển rực rỡ nhất và thắng lợi lớn nhất của tư tưởng đại đoàn kết của HCM.
3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế.
Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có tình
.
Đối với phong trào cộng sản và công nhận quốc tế
:
Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.
“Có lý” là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-lênin phải xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới.
“Có tình” là sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những người chung lý tưởng, chung mục tiêu đấu tranh.
Hồ Chí Minh đã suốt đời đầu tranh cho sự nghiệp củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong cách mạng thế giới, trước hết là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, lực lượng tiên phong của cách mạng thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Đối với các dân tộc trên thế giới
:
Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Hồ Chí Minh thực hiện nhất quán quan điểm có tính nguyên tắc:
Dân tộc Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của tất cả các dân tộc - quốc gia trên thế giới, đồng thời mong muốn các nước trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc đó
-> Nêu cao tư tưởng độc lập và quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh trở thành người khởi xướng, người cầm cờ và là hiện thân của những khát vọng của nhân dân thể giới trong việc khẳng định cốt cách đân tộc, đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và thắng lợi của cách mạng mỗi nước.
Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới
:
Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hòa bình, chống chiến tranh xâm lược.
quan điểm hòa bình trong công lý, lòng thiết tha hòa bình trong sự tôn trọng độc lập và thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã làm rung động trái tim nhân loại, cảm hóa, lôi kéo các lực lượng tiến bộ thế giới đứng về phía nhân dân Việt Nam đòi chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hòa bình.
Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ
:
Để đoàn kết tốt phải có nội lực tốt.
Nội lực
là nhân tố quyết định, cần nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Chính vì vậy
trong đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực cánh sinh, đưa vào sức mình là chính”,” Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”.
Trong đấu tranh giành chính quyền, Người chủ trương” đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người chỉ rõ: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”
Trong quan hệ quốc tế, Người nhấn mạnh: phải có thực lực, thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn...
Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KÉT QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công- nông- trí đối với sự lãnh đạo của Đảng
. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải kết hợp với đoàn kết quốc tế