Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ NĂM…
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1862
1.Kháng chiến ở Gia Định
Pháp tiến đánh thành Gia Định
Nguyên nhân:
Gia định có vị trí địa lí chiến lược quan trọng.
Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
Chiếm được Gia Định, Pháp có thể dễ dàng tiến đánh Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
Gia Định là miền đất trù phú, giàu tài nguyên.
Gia Định là vựa lúa của Nam Kì ⇒ chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
“Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”.
Người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng (Hồng Kông) cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
Diễn biến:
Tháng 2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định. ⇒ Nhân dân Gia Định kiên quyết đấu tranh, ngày đêm bám sát, quấy rối và tiêu diệt địch ⇒ Pháp buộc phải nổ súng phá thành, lui xuống cố thủ trong các tàu chiến.
Năm 1960, Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến ở Trung Quốc, Xi-ri, phải rút quân từ Đà Nẵng về Gia Định. Lực lượng địch rất mỏng, tình thế cực kì khó khăn. Triều Nguyễn không tranh thủ phản công mà cử Nguyễn Tri Phương vào xây dựng phòng tuyến Chí Hoà để “thủ hiểm”.
⇒ Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại, chúng phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
Không bị động đối phó như triều đình, nhân dân Gia Định anh dũng đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu như: trận tấn công đồn Chợ Rẫy do Dương Bình Tâm chỉ huy,...
2.Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5-6-1862
Tháng 2/1861, Pháp tấn công, đánh chiếm Đại Đồn Chí Hoà. Tiếp đó, Pháp đưa quân đến Pháp đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam phát triển mạnh. Các chiến công tiêu biểu: trận đốt cháy tài Ét-pê-răng trên sông Nhật Tảo của nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy,...
Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, triều Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862) gồm 12 điều khoản, với các nội dung cơ bản:
Nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định – Định Tường – Biên Hòa.
Nhà Nguyễn phải ở 3 cửa biển Đà Nẵng ,Ba Lạt ,Quảng Yên cho Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán.
Triều đình Huế bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc.
Nhà Nguyễn cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Kito.
Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.
⇒ Đây là một Hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thọi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Việc kí kết hiệp ước Nhâm Tuất chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.