Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
TIẾT 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) - Coggle Diagram
TIẾT 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN: - Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po đã kí tuyên bố thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á).
Hiện nay là 10 thành viên.
Các mục tiêu chính của ASEAN
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.
→ Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Cơ chế hợp tác của ASEAN
Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao...
Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
Xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”.
→ Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được các mục tiêu chính và mục đích cuối cùng là hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
II. THÀNH TỰU CỦA ASEAN
Có 10/ 11 quốc gia Đông Nam Á là thành viên của ASEAN.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao dù chưa đều và chưa vững chắc.
Đời sống nhân dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa, nhiều đô thị của các nước bắt kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến.
Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
III. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ASEAN
Trình độ phát triển còn chênh lệch
Tăng trưởng không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu.
→ Giải pháp: Tăng cường các dự án, chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn.
Vẫn còn tình trạng đói nghèo
Một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, tình trạng đói nghèo sẽ là lực cản của sự phát triển, là nhân tố dễ gây ra mất ổn định xã hội.
→ Giải pháp: Chính sách riêng ở mỗi quốc gia thành viên để xóa đói, giảm nghèo.
Các vấn đề xã hội khác
Đô thị hóa nhanh.
Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Nguồn nhân lực…
→ Giải pháp: Tăng cường hợp tác về chống bạo loạn, khủng bố. Tôn trọng nguyên tắc hợp tác nhưng không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Về cơ bản vẫn phải giải quyết tận gốc vấn đề bất bình đẳng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
⇒ Những thách thức này đòi hỏi các nước ASEAN cần nỗ lực giải quyết ở cả cấp quốc gia và khu vực.
IV. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN
Sự hợp tác của Việt Nam với các nước
Gia nhập ASEAN vào năm 1995.
Tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, trật tự - an toàn xã hội...
Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, qua đó khẳng định vị trí của Việt Nam.
Cơ hội và thách thức
a) Cơ hội
a) Cơ hội
Xuất khẩu hàng hóa trên thị trường
Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...
Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.
b) Thách thức
Cạnh tranh lẫn nhau.
Hòa nhập chứ không “hòa tan”.
c) Giải pháp
Đón đầu đầu tư
Áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh.