Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Ai đã đặt tên cho dòng sông - Coggle Diagram
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tác giả- tác phẩm
Tác giả
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh 1937 tại Huế
Là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nhất là lịch sử, địa lí, văn hoá Huế.
Nét đặc sắc trong sáng tác kết hợp nhuần nhuyễn giữa: + Chất trí tuệ và tính trữ tình + Nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều + Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa ...
Là một nhà văn chuyên về thể loại bút kí
Tác phẩm
Xuất xứ: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được viết tại Huế
vào tháng 1/1981, in trong tập kí cùng tên
Vị trí đoạn trích: Thuộc phần thứ nhất của tác phẩm
Chủ đề: Thể hiện cảm nhận, tình yêu và niềm tự hào tha thiết của tác giả về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của sông Hương
Thể loại bút kí
Dòng sông thiên nhiên
Sông Hương ở thượng nguồn
Dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn, được so sánh với “bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết
tấu hùng tráng và dữ dội: + Rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn + Mãnh liệt qua những ghềnh thác + Cuộn xoáy như cơn lốc
→ Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội
Cũng có lúc nó lại “dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng
→Vẻ đẹp nên thơ, trữ tình
Sông Hương “như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại” với “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”
→ hình ảnh so sánh độc đáo, SH mang vẻ đẹp nữ tính vừa dịu dàng vừa hoang dại đầy mê đắm.
Sông Hương còn là "người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở"
→ SH đã âm thầm kiến tạo, bồi đắp, giữ gìn và bảo tồn văn hóa Huế
➔ Chiều sâu trong vẻ đẹp của dòng sông. Khơi về nguồn cội để khám phá vẻ đẹp sâu thẳm: sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.
Sông Hương ở đồng bằng (ngoại vi thành phố Huế)
Trong cảm nhận tinh tế và lãng mạn của tác giả, hành trình của SH như một cuộc tìm kiếm người tình đích thực của một người con gái trong một câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích
Nghệ thuật so sánh SH giống như “người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”
Nhưng khi ra khỏi vùng núi, sông Hương bừng
lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân: “Chuyển dòng một cách liên tục, “uốn mình theo những đường cong thật mềm”…
SH mang vẻ đẹp đa dạng: + Có lúc "mềm như tấm lụa" khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo.
Ánh lên "những mảng phản quang nhiều màu sắc": “sớm xanh , trưa vàng, chiều tím” lúc đi qua những dãy đồi phía Tây Nam thành phố
Bừng sáng, tươi tắn và trẻ trung khi gặp “tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia”. → Dòng sông mang vẻ đẹp bình dị nhưng vô cùng quyến rũ, tiềm ẩn một sức sống mạnh mẽ
Sông Hương khi chảy vào thành phố
Sông Hương như "vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long…
→ Tâm trạng bồi hồi, náo nức khi sắp đến điểm hẹn tình yêu
nghệ thuật so sánh độc đáo: sự e ấp, kín đáo trong tình yêu để tả hình dáng mềm mại của dòng sông
→ cái nhìn tình tứ của nhà văn
So sánh sông Hương với sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét + SH vẫn giữ được nét cổ kính + Dòng chảy chậm
→ Tự hào về sông Hương và kinh thành Huế
Dưới góc độ hội họa: dòng chảy của
SH “là một mặt hồ yên tĩnh”
Dưới góc độ âm nhạc: Sông Hương như một "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế. Sông Hương được nhân hóa như một "người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya“→ khẳng định sự gắn bó giữa âm nhạc cổ điển Huế với SH
Nghệ thuật nhân hóa hình dáng khúc quanh của con sông như một “nỗi vương vấn” và dường như có cả “một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”
Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn lịch sử, đời thường, thi ca
Lịch sử: Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang của dân tộc
Đời thường: Sông Hương mang vẻ đẹp giản dị mà khác thường:
Khi nghe lời gọi của tổ quốc: "nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công" + Khi trở về với cuộc sống bình thường: "làm một người con gái dịu dàng của đất nước”
=> Lịch sử - hùng tráng và đời thường - giản dị → tự biết thích ứng với từng hoàn cảnh khác nhau → mang dáng dấp và vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam.
Thi ca: Với vẻ đẹp đa dạng của mình, SH không bao
giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ
“dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái
nhìn tinh tế của Tản Đà
Hùng tráng như “kiếm dựng trời xanh” trong
khí phách của Cao Bá Quát
Giá trị nghệ thuật
So sánh, nhân hóa táo bạo.
Liên tưởng độc đáo, sử dụng từ ngữ đặc sắc, văn phong tao nhã, thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Hương.
Văn phong tao nhã, tinh tế, tài hoa, lắng vào chiều sâu nội tâm.
Hình tượng cái tôi tác giả
Quan sát dòng sông trên nhiều góc đọ khác nhau, miêu tả dòng sông trên nhiều phương diện.
Là cái tôi nghệ sĩ có tình yêu tha thiết, say đắm với thiên nhiên Huế và đất nước.
Giá trị nội dung
Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương