Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC - Coggle Diagram
KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC
Quan điểm xây dựng chương trình
Chương trình giáo dục tiểu học hiện hành
Nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh.
Bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh không được lựa chọn các môn học và chuyên đề phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.
Sự kết nối giữa chương trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt chẽ; một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết với học sinh.
Chương trình chưa thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan đến nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, chưa thực hiện tinh giản,còn chồng chéo nội dung giáo dục.
Chương trình GDTH hiện hành được xây dựng theo hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng được kiến thức được học vào thực tiễn.
Học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.
Chương trình GDTH hiện hành thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như tác giả sách giáo khoa và giáo viên.
Chưa trao quyền chủ động cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục.
Chương trình giáo dục phổ thông mới
CT KHXH ở tiểu học tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong CTGDPT tổng thể, gồm:
Định hướng chung cho tất cả các môn học: quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt,...
Định hướng xây dựng các môn TN và XH, lịch sử, địa lý.
CT KHXH ở tiểu học kế thừa những ưu điểm của CT trước đây.
Lựa chọn về những kiến thức cơ bản về gia đình, nhà trường, lịch sử, văn hoá của VN và cả TG.
CT KHXH ở tiểu học được xây dựng với các nội dung liên quan.
Tích hợp vấn đề về môi trường; giáo dục giá trị nhân văn; gắn lí thuyết với thực hành, gắn nội dung với thực tiễn nhằm hình thành cho học sinh nhận thức chung và nhận thức chuyên môn của KHXH.
Kết nối kiến thức của CT KHXH với KHTN, đạo đức, hoạt động trải nghiệm,..giúp học sinh vận dụng tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
CT KHXH ơi tiểu học lựa chọn những nội dung thiết thực với việc hình thành, phát triển phẩm chất năng lực của học sinh.
Thông qua các phương pháp tổ chức hoạt động tích cực như khám phá vấn đề, luyện tập, thực hành. Các hoạt động nói trên được tổ chức ơn nhiều địa điểm trong khuôn viên nhà trường thông qua nhiều hình thức đa dạng.
CT KHXH được thiết kế theo hướng mở
Phù hợp với điều kiện KT - XH của đất nước và của các địa phương, phù hợp với khả năng của GV, HS và thực tiễn dạy học ở trường. Thông qua các chủ đề học tập, các hình thức dạy và học có thể linh hoạt để điều chỉnh phù hợp với đối tượng HS khác nhau.
Mục tiêu dạy học
Chương trình giáo dục phổ thông mới
Góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên, đức tính chăm chỉ
Ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thưc tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản
Biết vận dụng kiến thức đã học vào thự tiễn hàng ngày,
Học sinh có hiểu biết về con người; phòng chống một số bệnh tật và tai nạn, các vấn đề về sức khỏe
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Chương trình giáo dục tiểu học hiện hành
Chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá
Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tòi phát hiện kiến thức mới
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập, kết hợp việc học trên lớp với các hoạt động xã hội
Học sinh có những hiểu biết ban đầu về xã hội theo thời gian (biết được một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử) và không gian (sơ lược về đất nước Việt Nam, các châu lục)
Nội dung dạy học
Chương trình giáo dục phổ thông mới
Gồm 3 chủ đề: Gia đình, trường học, cộng đồng địa phương
Trường học
Lớp 2
Một số sự kiện thường được tổ
chức ở trường học
Giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường
Lớp 3
Truyền thống nhà trường
Giữ an toàn và vệ sinh khu vực trường
Hoạt động kết nối với xã hội
của trường học
Lớp 1
Các thành viên và nhiệm vụ của 1 số thành viên trong lớp học, trường học
Hoạt động chính của học sinh
ở lớp học và trường học
Cơ sở vật chất của lớp học và
trường học
An toàn khi vui chơi ở trường
và giữ lớp học sạch đẹp
Cộng đồng địa phương
Lớp 2
Hoạt động mua bán hàng hoá
Hoạt động giao thông
Lớp 3
Một số hoạt động sản xuất
Một số di tích văn hoá, lịch sử
và cảnh quan thiên nhiên
Lớp 1
Quang cảnh làng xóm, đường phố
Một số hoạt động của người
dân trong cộng đồng
Gia đình
Lớp 2
Nghề nghiệp của người lớn
trong gia đình
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
Các thế hệ trong gia đình
Giữ vệ sinh nhà ở
Lớp 3
Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng
nhớ của gia đình
Phòng tránh hoả hoạn khi ở
nhà
Họ hàng nội, ngoại
Giữ vệ sinh xung quanh nhà
Lớp 1
Nhà ở, đồ dùng trong nhà; Sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà.
Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn
gàng, ngăn nắp
Thành viên và mối quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình
Mỗi chủ đề nêu trên được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3
Tùy theo từng chủ đề liên quan đến việc giữ gìn sức khỏe, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng,... được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp
So với chương trình hiện hành chương trình mới tinh giản một số nội dung khó hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp THCS, đồng thời cập nhật hoặc đưa vào 1 số nội dung mới thiết thực với học sinh
làm cơ sở để HS học các môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử ở lớp 4,5. Đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục khoa học XH sau này
Lớp 4,5
Lịch sử
Việt Nam
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam
Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc
Triều Lý và việc định đô ởThăng Long
Triều Trần và kháng chiến chống Mông –Nguyên
Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê
Triều Nguyễn
Cách mạng tháng Tám năm 1945
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
Đất nước Đổi mới
Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam
Văn Lang, Âu Lạc
Phù Nam
Champa
Thế giới
Xây dựng thế giới hoà bình
Địa lí
Địa phương và các vùng miền của Việt Nam
Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đồng bằng Bắc Bộ
Duyên hải miền Trung
Nam Bộ
Tây Nguyên
Đất nước và con người Việt Nam
Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Thiên nhiên Việt Nam
Biển, đảo Việt Nam
Dân cư và dân tộc ở Việt Nam
Các nước láng giềng
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Vương quốc Campuchia
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
thế giới
Các châu lục và đại dương trên thế giới
Dân số và các chủng tộc trên thế giới
Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới
Xây dựng thế giới xanh –sạch – đẹp
Chương trình giáo dục tiểu học hiện hành
Lớp 1,2,3
Gia đình
Công việc ở nhà, an toàn khi ở nhà
Đồ dùng trong gia đình
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
Phòng tránh ngộ độc và phòng cháy khi ở nhà
Các thế hệ trong một gia đình
Trường học
Lớp học, hoạt động ở lớp và giữ gìn lớp học sạch đẹp
An toàn trên đường đi học
Các thành viên trong nhà trường
Một số hoạt động ở trường
Cộng đồng địa phương
Cuôc sống xung quanh
An toàn khi tham gia giao thông
Vệ sinh môi trường
Lớp 4,5
Lịch sử
Lớp 4
Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)
Buổi đầu độc lập (Từ năm 938 đến năm 1009)
Nước Đại Việt thời Lý (Từ năm 1009 đến năm 1226)
Nước Đại Việt thời Trần (Từ năm 1226 đến năm 1400)
Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938)
Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV)
Nước Đại Việt thế kỉ XVI-XVII
Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858)
Lớp 5
Hơn 80 năm chống thực dân Pháp và đô hộ ( từ 1858 đến 1945)
Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì chống thực dân Pháp (từ 1945 đến 1954)
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1975)
Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 đến nay)
Địa lí
thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng trung du
Dãy Hoàng Liên Sơn
Trung du Bắc Bộ
Tây Nguyên
Thành phố Đà Lạt
thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng đồng bằng
Đồng bằng Bắc Bộ
Thủ đô HN
Thành phố Hải Phòng
Đồng bằng Nam Bộ
Thành phố HCM
Thành phố Cần Thơ
Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
Thành phố Huế
Thành phố Đà Nẵng
vùng biển Việt Nam
biển, đảo, quần đảo
khai thác khoáng sản và hải sản
địa lý VN
địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, vùng biển, đất và rừng....
địa lí thế giới
châu Á
châu Âu
châu Mỹ
châu Phi
châu Đại Dương và châu Nam Cực
các đại dương trên TG
Yêu cầu cần đạt
Lớp 1, 2, 3
Năng lực đặc thù
Nêu, nhận biết được mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng. Mô tả, trình bày, so sánh, phân loại được một số đặc điểm, vai trò của hiện tượng thường gặp trong xã hội
Đặt được câu hỏi đơn giản, thực hành, quan sát, nhận xét về các hiện tượng, mối quan hệ trong xã hội xung quanh
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Giải thích, phân tích, giải quyết được các tình huống, chia sẻ, trao dổi với những người xung quanh
Năng lực chung
Học sinh tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động, tự nhận thức được khả năng, vai trò giải quyết các vấn đề
Học sinh thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết, chủ động trong học tập
Phẩm chất
Giúp học sinh yêu gia đình, trường học, quê hương, thiên nhiên, từ đó biết yêu quý mọi người trong gia đình hình thành và phát triển được nhiều đức tính tốt
Có ý thức trong việc bảo vệ an toàn cho bản thân, mọi người thân trong gia đình và cộng đồng
Lớp 4, 5
Năng lực đặc thù
Nêu, kể, trình bày, mô tả được các hiện tượng địa lí, sự kiện lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước.
Biết quan sát, nghiên cứu, trình bày, nhận xét về các sự kiện lịch sử. Đọc được biểu đồ, dân cư, phân biệt sự đa dạng vùng miền, lịch sử, văn hóa, hoạt động sản xuất
Vận dụng kiến thức, kĩ năng. Sử dụng được biểu đồ, số liệu, nhận xét sự kiện lịch sử, hiện tượng địa lí
Năng lực chung
Học sinh tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động, tự nhận thức được khả năng để tìm hiểu về một số vấn đề lịch sử, địa lí xã hội đơn giản
Học sinh thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết, chủ động trong học tập
Phẩm chất
Giúp học sinh thêm yêu quê hương đất nước, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng thêm lòng tự hào dân tộc, từ đó hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,...