Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Viếng lăng Bác - Viễn Phương - Coggle Diagram
Viếng lăng Bác - Viễn Phương
Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác (khổ 1)
Xưng hô con - Bác rất ấm áp và thân mật
Nói giảm nói tránh từ "thăm"
Bất tử hóa hình tượng Bác trong lòng những người con miền Nam
Hình ảnh "hàng tre" là hình ảnh tả thực cho sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam
Thành ngữ "bão táp mưa sa" và lối miêu tả "đứng thẳng hàng" cho thấy vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam
Cảm xúc trước đoàn người xếp hàng vào lăng (khổ 2)
Hình ảnh mặt trời
Hình ảnh thực: Mặt trời mang lại ánh sáng sự sống cho muôn loài
Ẩn dụ: Bác Hồ mang lại ánh sáng sự sống, mở ra con đường thoát khỏi ách bức nô lệ cho dân tộc
Điệp ngữ "ngày ngày" lặp lại vừa gợi dòng thời gian vô tận và ấn tượng về cõi trường sinh bất tử, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác
Tác giả dùng từ "dòng người" mà không phải "đoàn người" đẻ gợi sự nối dài như vô tận
"Thương nhớ" vốn là tình cảm chỉ có trong lòng người, nhưng ở đây, nó bao trùm cả không gian và kéo dài trong thời gian vô tận
"Bảy mươi chín mùa xuân": 79 tuổi của Bác và cũng là 79 mùa hoa Bác đã dâng lên cho đời bao hóa trái và thắm tươi sự sống
Cảm xúc khi đứng cạnh di hài của Bác
Biện pháp nói giảm nói tránh "nằm trong giấc ngủ bình yên" để thể hiện tình cảm kính yêu với Bác, cảm nhận được Bác như đang còn sống mà chỉ đang ngủ thôi
"Vầng trăng sáng dịu hiền" gợi không khí thanh tĩnh trong lăng, vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa
Trăng được nhân hóa, trở nên có hồn, "sáng dịu hiền là ánh sáng của sự thương mến, nâng niu. Vầng trăng như đang ru Bác ngủ
"Trời xanh" là những hình ảnh vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng, là ẩn dụ sâu xa gợi suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, bất tử ở Bác
"Nhói" đặt giữa dòng thơ được gieo bằng thanh trắc như điểm nhấn xót xa vào nỗi đau
Cấu trúc đối lập "Vẫn biết" - "mà sao" và câu cảm thán "Mà sao nghe nhói ở trong tim!" đã diễn tả hết sức chân thành nỗi xúc động trào dâng mãnh liệt
Cảm xúc của nhà thơ trước khi ra về
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt": Nỗi xúc động, nỗi đau trào dâng thành những dòng nước mắt khi nhà thơ nghĩ đến giây phút chia li
Điệp ngữ "muốn làm": Nhấn mạnh mong ước nhỏ bé mà thiết tha và ước nguyện được sống mãi bên Bác, đi theo con đường mà Bác đã chọn
Hình ảnh "cây tre"
Khổ 1: tre bát ngát, xanh xanh (khách thể)
Khổ 4: tre trung hiếu (chủ thể)
Bài thơ khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo sự gần gũi trong tình cảm, lí trí. Đây cũng là tình cảm chân thành của mỗi người, nhất là với những con người miền Nam vốn xa cách, kể cả những ai chưa từng đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Bác