Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
(((((2) Sau cụm từ “yêu lắm” là những hình ảnh đẹp của 1 cuộc sống lao…
- (2) Sau cụm từ “yêu lắm” là những hình ảnh đẹp của 1 cuộc sống lao động vui tươi,hứng khởi:
-
- Hàng ngày , những con người cần cù chăm chỉ ấy đã miệt mài tự làm dụng cụ lao động .
- Nhưng dưới bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân tộc Tày, những nan nứa, nan tre trở thành “nan hoa”. Dụng cụ lao động trở thành 1 tác phẩm nghệ thuật.
- Nếu câu thứ nhất nói về c/s lao động thì câu thứ 2 diễn tả c/s tinh thần vui tươi.
- Vách nhà đâu chỉ được ken bằng gỗ mà còn lấp đầy bởi những câu hát vui tươi, lạc quan, yêu đời.
- Có lẽ đây là những câu hát then, hát lược , những câu hát giao duyên nghĩa tình trong văn hóa truyền thống nơi đây.
-
- ‘Đan lờ” , “vách nhà” gợi lên 1 cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả của”người đồng mình”
- Nhưng “nan hoa”, “câu hát” lại gợi liên tưởng cho vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn.
=> Có thể cuộc sống nơi đây còn khó khăn, lam lũ vất vả, vật chất còn nghèo nhưng đời sống tinh thần của họ nên thơ, nên nhạc, rực rỡ sắc màu.
(1) Khi với con nói về người quê hương, lời cha chứa đựng bao yêu thương gần gũi qua hình thức câu cảm thán “Người đồng mình thương lắm con ơi!”
- “Người đồng mình” là cha, là mẹ, là những người cùng quê hương.
=> Đây là cách nói mộc mạc, giản dị mang tính địa phương của người dân tộc Tày.
*(4) Các động từ “cài”, “ken”đi kèm với danh từ “ nan hoa”, “câu hát” vừa diễn tả động tác lao động khéo léo vừa cho ta thấy cuộc sống hòa quyện, vui tươi của người dân tộc thiểu số
d. Cuối cùng, con là kết quả của cuộc hôn nhân hạnh phúc:
-
- Người cha nhắc đến “ngày cưới” bởi đó là ngày cha mẹ được tác hợp, là ngày khởi đầu của hạnh phúc.
- Con là kết quả của cuộc hôn nhân hạnh phúc .
- Phải chăng cha đang muốn bộc lộ niềm cảm tạ chân thành đối với quê hương ? Bởi chính con người quê hương, núi rừng quê hương đã giúp cho cha mẹ tìm thấy nhau, hun đúc cho tình cảm cha mẹ đơm hoa kết trái.
-
-
Tìm hiểu chung
Tác phẩm
- Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.
- Qua đó bộc lộ niềm tự hào đối với quê hương, đất nước.
- Hình thức: cụm ĐT
- ND: “Nói với con” cũng là để nói với mọi người về một tư thế, một cách sống đẹp, có ích
c. Đề tài:- Viết về tình cảm cha con và tình yêu quê hương, nguồn cội.
-
-
Bố cục
-
- Đoạn 1: 11 câu đầu (từ “chân phải … trên đời”) : người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
- Đoạn 2: 13 câu tiếp : Người cha nói về vẻ đẹp của người đồng mình
- Đoạn 3: 4 dòng cuối : Lời dặn dò con trên đường đời
. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ sáng tác năm 1980
- Khi đó đất nước đã thống nhất nhưng đời sống của nhân dân còn rất nhiều khó khăn gian khổ .
- Lúc này con gái ông mới 1 tuổi. Bài thơ là lời nói với con gái ,cũng là nói với chính mình; nhắc nhở mình và thế hệ mai sau về cội nguồn dân tộc
Mạch cảm xúc : Bài thơ đi từ lời cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người đến lời cha nói với con về vẻ đẹp của người đồng mình . Để rồi kết thúc là lời dặn con trên đường đời
Liên hệ
- Tác phẩm cùng năm sáng tác : Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải,…
- Tác phẩm cùng thể thơ tự do : “Con cò” của Chế Lan Viên
-
- Viếng lăng Bác – Viễn Phương
-
- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
- Tác phẩm cùng chủ đề về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm
-
- Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng
-
Tác giả
-Y Phương sinh năm 1948, tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.
- Quê: Cao Bằng, người dân tộc Tày.
-Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn Hóa – Thông Tin tỉnh Cao Bằng.
-Từ năm 1993, ông là chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng.
-Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.
- Năm 2007 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
- Một số tác phẩm chính: Nói với con
- (1) Trước khó khăn vất vả mà “ người đồng mình” phải đối mặt, người cha bộc lộ những trăn trở suy tư vừa tha thiết vừa quyết liệt muốn con giữ gìn giá trị cao quý của con người.
- (2) Câu thơ sử dụng hai hình ảnh sóng đôi :đá- gập ghềnh ; thung –nghèo đói để rồi từ đó gợi ra những gian lao vất vả của người đồng mình:
- Không gian sống là núi đá trên cao; thung ở dưới thấp, thác ghềnh trập trùng
- Con người phải đối diện với thiên nhiên khắc nghiệt, sự sống khô cằn.
- Cho dù vậy, họ vẫn “sống như sông như suối” không 1 lời than thở.
- (3) Điệp ngữ “Sống” ở đầu các dòng thơ được nhắc lại nhiều lần :
- Tạo điệp khúc cho toàn bộ dòng thơ
- Khiến cho mạch thơ tuôn trào như thác đổ
- Thể hiện một sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người nơi đây
-(4) Những cụm từ “không chê” thể hiện thái độ sống tích cực: Người đồng mình nhìn thẳng vào gian khó để vượt qua. Luôn gắn bó, hòa quyện, thủy chung với quê hương.
-
-
- Bằng cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi, Y phương lấy cái cao vời vợi của bầu trời để đo nỗi buồn; lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.
- Cái tài của thi nhân là sắp xếp tính từ “cao” trước rồi đến “xa” thể hiện dụng ý nghệ thuật:
- Gợi liên tưởng cuộc sống khó khăn chồng chất khó khăn, nhiều buồn khổ.
- Rồi mới nói đến ý chí, nghị lực của con người vượt lên nỗi khó khăn ấy.
=> Phải chăng ông muốn khẳng định cuộc sống càng khó khăn gian khổ thì ý chí của người đồng mình càng mạnh mẽ gấp bội.
=> Con người muốn thử sức mình thì phải vượt qua những khoảng cách ấy.Đó là thước đo tâm hồn, là thử thách nuôi ý chí.
=> Hai câu thơ đăng đối như 1 câu tục ngữ ngắn gọn, đúc kết 1 thái độ sống , một cách ứng xử cao quý: người biết sống là người biết vượt qua gian nan, thử thách. Nỗi buồn sẽ làm con người ta có nghị lực.
-
-
-
- Cụm từ “người đồng mình” :
- Là cách nói mộc mạc , mang tính địa phương của người dân tộc Tày . Đó là chỉ những người vùng mình, miền mình
- Cụm từ này được nhắc lại bởi sức sống , phẩm chất quê hương được làm nên từ “người đồng mình”
- Nếu ở 11 câu thơ đầu, t/g viết “Người đồng mình yêu lắm con ơi” vì sau chữ “yêu” đã mở ra cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân chất nghĩa tình.
- Đến đây ,tiếng gọi tha thiết : “ thương lắm con ơi” lại vang lên . Thương ở đây là cảm thông , xót xa trước những vất vả , gian khó của con người quê hương
-