TÁN SẮC ÁNH SÁNG

Hiện tượng tán sắc ánh sáng

Hiện tượng phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc

Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là do chiết suất của lăng kính có giá trị khác nhau đối với những ánh sáng đơn sắc khác nhau

Ứng dụng

Máy quang phổ phân tích một chùm sáng đa sắc, do các vật sáng phát ra, thành các thành phần đơn sắc.

Hiện tượng cầu vồng xảy ra do sự tán sắc ánh sáng, các tia sáng Mặt Trời đã bị khúc xạ và phản xạ trong các giọt nước trước khi tới mắt ta

Ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu gọi là màu đơn sắc.Mỗi màu đơn sắc trong mỗi môi trường có một bước sóng xác định.

Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Các thí nghiệm của Newton

1: Thí nghiệm với ánh sáng mặt trời

Cho ánh sáng mặt trời đi qua lăng kính bạn có thể thấy chùm sáng mặt trời sau khi đi qua lăng kính bị phân tách thành một chùm sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím.

2: Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc

Trong thí nghiệm thứ 2 Newton tạo một khe hẹp thứ 2 trên màn quan sát M lấy ra một tia sáng có màu vàng và đi qua lăng kính thứ 2, Tia sáng màu vàng đi qua lăng kính không bị đổi màu và chỉ bị lệch về về đáy lăng kính.
=> Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính

Vệt sáng F’ trên màn M bị dịch xuống phía đáy lăng kính, đồng thời trải dài thành một dải nhiều màu, từ trên xuống dưới lần lượt là: đỏ, cam. vàng, lục, lam, chàm, tím. Đây được gọi là quang phổ của ánh sáng Mặt Trời.

So sánh khúc xạ đỏ và khúc xạ tím

n1 sini = n2 sinr
mà n đỏ < n tím => r đỏ < r tím
So với phương tia tới: đỏ lệch ít nhất, tím lệch nhiều nhất

sini = n2 sinr = const => n2 = sini / sinr
Mà n tím > n đỏ => r tím < r đỏ
So với phương tia tới: đỏ lệch ít nhất, tím lệch nhiều nhất

đỏ và tím

tím và đỏ

lamda

954502F8-7784-4A6A-9FFA-5561FF2A1DEC