Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Thực Vật: thực vật 2 - Coggle Diagram
Thực Vật:
Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật. Như vậy thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục - Diệp lục có ở tất cả các loài thực vật (không có ở động vật) và nấm là một ngoại lệ, dù không có chất diệp lục nhưng nó thu được các chất dinh dưỡng nhờ các chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác hoặc mô chết. Thực vật còn có đặc trưng bởi có thành tế bào bằng xenluloza (không có ở động vật). Thực vật không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được. Thực vật còn khác ở động vật là chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường phải đến hàng ngày và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài.
Vai trò của thực vật:
Thực vật giúp quang hợp và cố định dioxide cacbon của thực vật có phôi và tảo là nguồn năng lượng cũng như nguồn các chất hữu cơ cơ bản nhất trong gần như mọi môi trường sống trên Trái Đất. Quá trình này cũng làm thay đổi hoàn toàn thành phần của khí quyển Trái Đất, với kết quả là nó có thành phần oxy cao. Động vật và phần lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào oxy; chúng không thể sinh sống được trong các môi trường hiếm khí.Phần lớn nguồn dinh dưỡng của loài người phụ thuộc vào ngũ cốc. Các loại thực vật khác mà con người cũng dùng bao gồm các loại hoa quả, rau, gia vị và cây thuốc. Một số loài thực vật có mạch, được coi là cây thân gỗ hay cây bụi, sản sinh ra các thân gỗ và là nguồn vật liệu xây dựng quan trọng. Một số các loài cây khác được sử dụng với mục đích làm cảnh hay trang trí, bao gồm nhiều loại cây hoa.Như vậy, có thể cho rằng thực vật là yếu tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất. Không có thực vật thì nhiều sinh vật khác cũng không thể tồn tại, vì các dạng sinh vật cao hơn đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật và về cơ bản đều sử dụng thực vật như là nguồn thức ăn. Trong khi đó, hầu hết mọi thực vật đều có thể sử dụng ánh sáng Mặt Trời tự tạo thức ăn cho mình.Quang hợp do thực vật đất liền và rong, tảo thực hiện là nguồn năng lượng và vật chất hữu cơ cơ bản trong gần như mọi hệ sinh thái. Quá trình quang hợp đã làm thay đổi căn bản thành phần của khí quyển Trái Đất thời nguyên thủy, với kết quả là 21% oxy như ngày nay. Động vật và phần lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào oxy; những sinh vật không hiếu khí là những loài có môi trường sống bị giam hãm trong các môi trường kỵ khí. Thực vật là các nhà sản xuất chính trong phần lớn các hệ sinh thái mặt đất và tạo thành nền tảng của chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái này. Nhiều động vật dựa vào thực vật như là nơi trú ẩn cũng như nguồn thức ăn và oxy.Thực vật đất liền là thành phần quan trọng trong chu trình nước và một vài chu trình hóa địa sinh khác. Một số thực vật cộng sinh cùng với các vi khuẩn cố định đạm, làm cho thực vật trở thành một phần quan trọng trong chu trình nitơ. Các rễ thực vật đóng vai trò thiết yếu trong sự hình thành và phát triển của các loại đất và ngăn cản xói mòn đất. Các quần xã sinh vật trên Trái Đất được gọi tên theo loại thực vật là do thực vật là các sinh vật thống lĩnh trong các quần xã này.
Đặc điểm của thực vật:
Thực vật là một nhóm các sinh vật quen thuộc bao gồm: cây gỗ, cây hoa, cây cỏ, dương xỉ hay rêu. Khoảng 350.000 loài thực vật, được xác định như là thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và các dạng gần giống như dương xỉ, đã được ước tính là đang tồn tại. Vào thời điểm năm 2004, khoảng 287.655 loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài là thực vật có hoa và 15.000 loài rêu.Giới Thực vật gồm các sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp, sống tự dưỡng, thành tế bào được cấu tạo từ xenllulose, phần lớn sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm, sinh sản vô tính hoặc hữu tính.
Thực vật hạt trần hay (Gymnospermatophyta) là một nhóm thực vật có hạt chứa các hạt trên các cấu trúc tương tự như hình nón (còn gọi là quả nón, mặc dù chúng không phải là quả thực thụ) chứ không phải bên trong quả như thực vật hạt kín. Thuật ngữ gymnospermae có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp gumnospermos, được dịch thành "các hạt trần". Tên gọi này chỉ ra rằng các hạt không được hình thành trong các noãn hay bên trong quả, như ở thực vật hạt kín, mà được tìm thấy trên các vảy bắc của quả nón hoặc các cấu trúc tương tự.Việc sản xuất hạt phân biệt thực vật hạt trần (cùng với thực vật hạt kín) với các thành viên khác của nhóm thực vật có mạch. Vì thế cùng với thực vật hạt kín, chúng tạo ra phân nhóm thực vật có hạt trong thực vật có mạch.Thực vật hạt trần là dị bào tử, chúng tạo ra các tiểu bào tử được phát triển thành các hạt phấn hoa và các đại bào tử được giữ lại trong noãn. Sau khi thụ phấn (kết hợp của tiểu bào tử và đại bào tử), thì phôi được tạo ra. Cùng với các tế bào khác đã cấu thành nên noãn, nó phát triển thành hạt. Hạt là thể bào tử ở trạng thái nghỉ.Trong các hệ thống phân loại cũ, thực vật hạt trần (Gymnospermatophyta) được coi là một nhóm "tự nhiên". Tuy nhiên, các phát hiện hóa thạch đã chỉ ra rằng thực vật hạt kín đã tiến hóa từ tổ tiên là thực vật hạt trần, điều này làm cho thực vật hạt trần là một nhóm cận ngành nếu như tất cả các đơn vị phân loại đã tuyệt chủng được gộp chung vào. Các miêu tả phân nhánh học hiện đại chỉ chấp nhận các đơn vị phân loại là đơn ngành, có thể truy ngược được tổ tiên chung và bao gồm tất cả các hậu duệ của tổ tiên chung đó. Vì thế, trong khi thuật ngữ thực vật hạt trần vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho các loài thực vật có hạt không phải là thực vật hạt kín, thì các loài thực vật đã từng được coi là thực vật hạt trần thông thường được sắp xếp lại trong 4 nhóm, mỗi nhóm này có cấp bậc tương đương với đơn vị ngành trong phạm vi giới thực vật.
Ngành dương xỉ
Ngành Dương xỉ (danh pháp khoa học: Pteridophyta) là một nhóm gồm khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, không có hạt, sinh sản thông qua các bào tử.
Dương xỉ là các thực vật có mạch khác với thạch tùng ở chỗ có lá thật sự (vĩ diệp). Chúng khác với thực vật có hạt (bao gồm thực vật hạt trần và thực vật hạt kín) ở phương thức sinh sản do không có hoa và hạt. Giống như các loại thực vật có mạch khác, chúng có vòng đời được nhắc tới như là luân phiên các thế hệ, với đặc trưng là một pha thể bào tử lưỡng bội và một pha thể giao tử đơn bội, nhưng khác với thực vật hạt trần và thực vật hạt kín ở chỗ thể giao tử của dương xỉ là một sinh vật sống tự do.
Loài cây này có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á, chúng có tuổi thọ lâu đời và phát triển mạnh ở các khu rừng nhiệt đới cận xích đạo mưa nhiều và ẩm ướt quanh năm. Ở nước ta bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây dương xỉ ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều nhất ở các vùng núi cao, độ ẩm lớn và nhiều bóng râm.
Cấu tạo của dương xỉ
Thân: Phần lớn thường là thân rễ mọc bò ngầm dưới lòng đất, nhưng đôi khi và thân bò lan mọc bò trên mặt đất (như Polypodiaceae), hoặc thân cột bán hóa gỗ mọc thẳng trên mặt đất (như Cyatheaceae) cao tới 20 m ở một số loài.
Lá: Phần màu xanh, có khả năng quang hợp của cây. Ở các loài dương xỉ nó thường được nói tới như là lá lược, nhưng điều này là do sự phân chia lịch sử giữa những người nghiên cứu dương xỉ và những người nghiên cứu thực vật có hạt, chứ không phải là do các khác biệt trong cấu trúc. Các lá mới thông thường nở ra bằng cách bung ra đầu lá non cuộn chặt. Sự bung ra của lá như vậy gọi là kiểu xếp lá hình thoa. Lá được chia ra thành ba kiểu:
Lá dinh dưỡng (Trophophyll): Là lá không sinh ra bào tử, thay vì thế nó chỉ sản xuất các chất đường nhờ quang hợp. Nó là tương tự như các lá xanh điển hình của thực vật có hạt.
Lá bào tử (Sporophyll): Lá sinh ra bào tử. Lá này là tương tự như các vảy của nón thông ở thực vật hạt trần hay như nhị và nhụy ở thực vật hạt kín. Tuy nhiên, không giống như thực vật có hạt, các lá bào tử của dương xỉ thông thường không chuyên biệt hóa, trông tương tự như các lá dinh dưỡng và cũng sản xuất các chất đường nhờ quang hợp, giống như các lá dinh dưỡng.
Brophophyll: Lá sinh ra một lượng lớn bất thường các bào tử. Các lá thuộc kiểu này cũng lớn hơn các kiểu lá khác nhưng giống với các lá dinh dưỡng.
Rễ: Các cấu trúc không quang hợp mọc ngầm dưới đất, có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng từ trong đất. Chúng luôn luôn là rễ chùm và về cấu trúc thì tương tự như rễ của thực vật có hạt.
Tuy nhiên, thể giao tử của dương xỉ lại rất khác biệt với các thể giao tử của thực vật có hạt. Chúng thông thường bao gồm:
Nguyên tản: Cấu trúc màu xanh lục, có khả năng quang hợp, dày một lớp tế bào, thường có dạng hình tim hay hình thận, dài 3–10 mm và rộng 2–8 mm. Nguyên tản sinh ra các thể giao tử nhờ:
-
Các túi noãn: Cấu trúc hình bình thót cổ sinh ra một trứng ở đáy, và tinh trùng tiến tới được chỗ đó bằng cách chui qua cổ.
Các rễ giả: Các cấu trúc tương tự như rễ (không phải rễ thật sự) bao gồm các tế bào đơn lẻ thuôn cực dài, với nước và các khoáng chất được hấp thụ trên toàn bộ bề mặt cấu trúc này. Các rễ giả cũng có tác dụng neo nguyên tản vào trong đất.
Cách thức sinh sản:
Dương xỉ sinh sản bằng cả hai hình thức: sinh sản vô tính và hữu tính. Cây sinh dưỡng có thân, rễ, lá, hình thành các túi bào tử. Thể bào tử được sinh ra từ hợp tử và mang các túi bào tử. Lúc chín, các túi bào tử của thực vật có lá, phát tán các bào tử giảm nhiễm và chúng nẩy mầm tạo ra nguyên tản lưỡng tính hoặc đơn tính. Nó cũng giống như túi bào tử của thể sinh túi của ngành Rêu. Chu trình phát triển cá thể của chúng là lưỡng di truyền nhưng thể bào tử chiếm ưu thế (Lưỡng – Đơn bội)
Thực vật hạt kín hay thực vật có hoa (Angiospermae hay Magnoliophyta) là một nhóm chính của thực vật. Chúng tạo thành một trong hai nhóm thuộc thực vật có hạt (Spermatophyta). Chúng bao phủ các hạt của mình bằng cách đưa hạt vào trong quả thực thụ. Chúng chứa các cơ quan sinh sản trong một cấu trúc được gọi là hoa; noãn được bao phủ bởi lá noãn, nó sẽ dẫn tới sự hình thành quả.Trong nhóm chính còn lại của thực vật có hạt, được gọi là thực vật hạt trần, noãn không được bao phủ khi thụ phấn và các hạt không ở trong quả thực thụ, mặc dù thỉnh thoảng người ta vẫn thấy ở chúng các cơ cấu nhiều cùi thịt che phủ hạt (ví dụ chi Taxus).Đây là nhóm thực vật trên cạn đa dạng nhất, với 64 bộ, 416 họ, khoảng 13.000 chi và 300.000 loài đã được biết đến.Tính chất đặc trưng của thực vật hạt kín là hoa, trong đó có sự dao động đáng kể về hình dáng và sự hình thành. Nó đưa ra các đặc trưng đáng tin cậy nhất để thiết lập quan hệ giữa các loài thực vật hạt kín. Chức năng của hoa là đảm bảo cho sự thụ phấn của noãn và phát triển của quả chứa các hạt. Hoa có thể sinh ra ở đầu ngọn hay ở nách lá. Thỉnh thoảng, chẳng hạn như ở hoa vi ô let, hoa mọc ra ở nách của lá. Tuy nhiên, thông dụng hơn thì các phần mang hoa của thực vật về hình dạng là phân biệt rõ nét với các phần sinh dưỡng hay phần mang lá, cũng như tạo ra hệ thống nhánh phức tạp nhiều hay ít, được gọi là cụm hoa.Giống như ở thực vật hạt trần, các bào tử được hoa tạo ra có hai loại: tiểu bào tử hay phấn hoa, sinh sản trong các nhị hoa và đại bào tử, trong đó các tế bào trứng phát triển, chứa trong noãn và được bao phủ trong lá noãn. Hoa có thể chỉ bao gồm một trong các phần mang bào tử như thế, chẳng hạn ở cây liễu, trong đó mỗi hoa chỉ có một vài nhị hoa hay hai lá noãn. Tuy nhiên, thông thường thì các cấu trúc khác cũng có nhằm hai mục đích là bảo vệ các bào tử và hình thành một vỏ bao hấp dẫn. Các thành phần cụ thể của các cấu trúc xung quanh này được gọi là đài hoa và cánh hoa (hay bao hoa trong hoa của một vài chi như Michelia). Phần bên ngoài (đài của các đài hoa) thông thường có màu xanh lục giống như lá, có chức năng bảo vệ phần còn lại của hoa, đặc biệt là trong nụ. Phần bên trong (tràng của các cánh hoa) nói chung có màu trắng hay các màu sáng và tinh tế hơn về cấu trúc, có chức năng hấp dẫn một số loài côn trùng hoặc chim chóc cụ thể nào đó mà sự có mặt của chúng giúp cho sự thụ phấn đạt hiệu quả hơn. Sự hấp dẫn bao gồm cả màu sắc và mùi, cũng như rất phổ biến là mật hoa được tiết ra từ một số bộ phận của hoa. Các đặc trưng lôi cuốn những kẻ thụ phấn này giải thích cho sự phổ biến của hoa và thực vật có hoa đối với con người.
Ngành rêu:
Ngành Rêu hay chính xác hơn là ngành Rêu thật là một đơn vị phân loại thực vật, bao gồm các loài thực vật mềm, có kích thước 0,2–10 cm (0,1–3,9 in), dù có một số loài lớn hơn như Dawsonia, cây rêu cao nhất có thể lên đến 50 cm (20 in). Chúng thường phát triển cùng nhau tạo thành cụm hoặc thảm ở các con đập hoặc các nơi có bóng râm. Chúng không có hoa cũng như không có hạt, sau khi thụ tinh thì phát triển các thể bào tử với các cuống không phân nhánh với đỉnh có các nang đơn giản chứa bào tử. Các cây riêng lẻ thông thường bao gồm các lá đơn giản nói chung chỉ dày cỡ một tế bào, đính vào thân cây có thể phân nhánh hoặc không và chỉ có vai trò hạn chế trong truyền dẫn nước và chất dinh dưỡng. Mặc dù một số loài có các mô truyền dẫn, nhưng các mô này nói chung kém phát triển và khác biệt về cấu trúc với mô tương tự ở thực vật có mạch.Rêu thật nói chung hay bị nhầm lẫn với địa y, rêu sừng và rêu tản.Địa y có bề ngoài có thể rất giống rêu thật, và có tên gọi thông thường đôi khi cũng chứa từ "rêu" (như "rêu tuần lộc" (Cladonia rangiferina) hay "rêu Iceland" (Cetraria islandica)), nhưng chúng không có quan hệ họ hàng gần với rêu thật. Rêu thật từng được gộp cùng rêu sừng và rêu tản như là "thực vật không mạch" trong ngành cũ mà trong tiếng Anh gọi là "bryophytes" (rêu), tất cả chúng đều có thế hệ thể giao tử đơn bội như là pha chủ đạo trong vòng đời. Điều này tương phản với mô hình ở tất cả các nhóm thực vật có mạch (thực vật có hạt và dương xỉ), trong đó thế hệ thể bào tử lưỡng bội là chủ đạo.Rêu thật hiện nay được xếp trong ngành Bryophyta. Có khoảng 12.000 loài rêu thật.Các nhóm rêu tản và rêu sừng hiện nay được tách thành những ngành riêng.Tầm quan trọng thương mại chủ yếu của rêu thật là ở chỗ nó là thành phần chính của than bùn (chủ yếu là chi Sphagnum), mặc dù chúng cũng được sử dụng cho mục đích trang trí, như trong vườn và trong buôn bán hoa. Sử dụng truyền thống của rêu thật còn có làm vật liệu cách nhiệt cũng như trong các ứng dụng hấp thụ chất lỏng, do khả năng hấp thụ chất lỏng của nó có thể tới 20 lần trọng lượng của chính nó.Về mặt thực vật học thì rêu thật là thực vật không mạch trong ngành thực vật trên cạn Bryophyta. Chúng là thực vật nhỏ (chỉ cao vài xentimet) thân thảo (không hóa gỗ) chủ yếu hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng qua lá,sử dụng cacbon dioxide và ánh nắng để quang hợp tạo ra thức ăn.Các thể giao tử của rêu thật có thân đơn hoặc phân nhánh, moc thẳng hay bò sát mặt chất nền. Lá của chúng đơn giản, thường chỉ có một lớp tế bào không có khe hở bên trong và thường có gân giữa dầy hơn. Chúng không có rễ thực sự mà chỉ có rễ giả như sợi chỉ để gắn chúng vào chất nền. Rêu thật không hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ chất nền thông qua các rễ giả này. Có thể phân biệt rêu thật với rêu tản (Marchantiophyta hay Hepaticae) bằng các rễ giả đa bào của chúng. Các nang chứa bào tử hay túi bào tử của rêu thật nằm đơn độc trên các thân dài không phân nhánh, và như thế phân biệt chúng với thực vật nhiều túi bào tử (Polysporangiophyta), nhóm chứa tất cả các loài thực vật có mạch. Các thể bào tử mang bào tử (nghĩa là thế hệ đa bào lưỡng bội) có thời gian sống ngắn ngủi và phụ thuộc vào thể giao tử để có nguồn cung cấp nước và chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, ở phần lớn các loài rêu thật thì nang chứa bào tử phình to và thuần thục sau khi cuống dài ra, trong khi ở rêu tản thì nang phình to và thuần thục trước khi cuống dài ra.Các khác biệt khác là không phổ quát đối với tất cả các loài rêu thật hay rêu tản, nhưng sự hiện diện của thân cây khác biệt rõ ràng với các lá hình dáng đơn giản và nổi gờ, không xẻ thùy sâu hay phân đoạn và không sắp xếp thành 3 hàng, tất cả đều chỉ ra rằng nó là loài rêu thật.Vòng đời của rêu thật bắt đầu với một bào tử đơn bội nảy mầm để sinh ra một thể nguyên tơ (protonema, protonemata) hay tơ mềm, có thể là một khối các sợi giống như sợi chỉ hoặc dạng á tản (phẳng và giống như tản).
Tảo là một nhóm thực vật lớn và đa dạng, bao gồm các sinh vật thông thường là tự dưỡng, gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá. Hầu hết tảo sống trong nước. Đây là những sinh vật mà vách thân chứa xenluloza, là những sinh vật tự dưỡng vì chứa diệp lục, quang hợp nhờ ánh sáng và CO2. Cơ quan dinh dưỡng còn gọi là tản. Tảo có nhiều dạng: đơn bào, sợi xiên, sợi phân nhánh, hình ống, hình phiến. Tảo không có mô dẫn truyền. Nhóm tảo có trên 100000000 loài hiện sống trên Trái Đất.Tảo lục là một nhóm lớn các loài tảo, mà thực vật có phôi (Embryophyta) hay thực vật bậc cao đã phát sinh ra từ đó. Như vậy, chúng tạo nên một nhóm cận ngành, mặc dù nhóm bao gồm cả tảo lục và phân giới Thực vật có phôi là đơn ngành (và thường được biết đến với tên gọi là giới Thực vật - Plantae). Tảo lục bao gồm trùng roi đơn bào và tập đoàn trùng roi (thường nhưng không phải luôn luôn với hai roi trên một tế bào), cũng như các dạng khuẩn cầu và khuẩn sợi, sống thành tập đoàn khác và các dạng tảo biển vĩ mô. Trong bộ Luân tảo (Charales) (quan hệ gần nhất với thực vật đa bào), có sự phân biệt đầy đủ của các mô. Có khoảng 6.000 loài tảo lục. Nhiều loài sống cả đời ở dạng đơn bào, trong khi những loài khác tạo thành dạng tập đoàn, tập đoàn định số (coenobium) hoặc sợi dài hay tảo biển vĩ mô phân dị cao.Có một vài nhóm sinh vật dựa vào tảo lục để thực hiện chức năng quang hợp của chúng. Lục lạp trong trùng roi xanh (Euglenoidea) và tảo lục phức tạp (Chlorarachnea) là thu được từ việc tiêu hóa thực bào tảo lục, và ở nhóm thứ hai thì một nhân dấu vết còn lưu lại (hình thái nhân). Tảo lục cũng được tìm thấy là sống cộng sinh trong trùng lông Paramecium, và trong loài thủy tức Hydra viridis cũng như trong một số loài giun dẹp (Platyhelminthes). Vài loài tảo lục, đặc biệt là các chi Trebouxia và Pseudotrebouxia (lớp Trebouxiophyceae), có thể được tìm thấy trong dạng cộng sinh với nấm thành địa y. Nói chung các loại nấm trong địa y không thể sống độc lập, trong khi tảo trong tự nhiên thường không sống với nấm. Các loài tảo lục thuộc chi Trentepohlia sống ký sinh trên vỏ của một số loài cây gỗ.Cùng với các thực vật ở nước khác, khi quang hợp, tảo thải ra khí oxy giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước. Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước khác. Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc, ví dụ: tảo tiểu cầu (có nhiều chất đạm và một ít vitamin C, B12), rau câu,... Một số tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm,...Nhưng tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa", khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm những động vật dưới nước bị chết; tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm cây lúa khó đẻ nhánh làm giảm năng suất thu hoạch của cây.