Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
BÀI 5: CHIẾN LƯỢC GIÁ QUỐC TẾ, Oxenfeldt (1960), Họ & tên: Võ Thị Thu…
BÀI 5: CHIẾN LƯỢC GIÁ QUỐC TẾ
KHÁI QUÁT VỀ GIÁ QUỐC TẾ
Những lỗi thông thường trong định giá
Giá cả không được xét lại thường xuyên để có thể thích ứng với những thay đổi trên thị trường.
Giá cả được định một cách độc lập với những thành phần của marketing-mix.
Giá cả không thay đổi đối với những sản phẩm khác nhau và những khu vực thị trường khác nhau.
Việc định giá hoàn toàn dựa vào chi phí.
Tầm quan trọng của chiến lược giá
Định giá là chìa khoá dẫn tới thành công hay thất bại.
Giá cả
Giá trị trao đổi mà người tiêu dùng sẵn sàng trả để đổi lấy lợi ích của việc sử dụng một loại hàng hóa.
Một chỉ số về chất lượng được cảm nhận bởi người tiêu dùng.
Một tập hợp những cái không hài lòng mà một người mua sẵn sàng chịu đựng để đạt được một tập hợp những lợi ích.
CÁC CHIẾN LƯỢC GIÁ QUỐC TẾ
Định giá hớt váng (Skimming pricing)
Định ra mức giá cao nhất có thể có cho sản phẩm nhằm bảo đảm lợi nhuận cao trên một đơn vị sản phẩm để bù đắp cho một thị phần hạn chế.
Giá hớt váng thường được sử dụng ở những thị trường chỉ có hai mức thu nhập: cao và thấp.
Mục tiêu đơn giản là làm cho lợi nhuận ngắn hạn cao nhất có thể và rút lui nhanh khỏi thị trường.
Định giá thâm nhập (Penetration pricing)
Chủ trương định giá đủ thấp để tạo ra một thị trường khổng lồ.
Điều kiện để sử dụng hiệu quả
Dung lượng thị trường đủ lớn để thực hiện những cố gắng khuếch trương có cường độ lớn.
Công ty có nguồn tài chính mạnh đủ để cạnh tranh thị trường bằng giá cả.
Sản phẩm thuộc loại hàng tiêu dùng đại trà và không có gì nổi bật về công nghệ.
Sản phẩm nhạy cảm với giá cả (độ co giãn của cầu theo giá là lớn).
Chi phí sản xuất có thể giảm mạnh theo khối lượng sản xuất.
Định giá hiện hành (On-going pricing)
Định giá làm cho giá sản phẩm sát mức giá phổ biến trên thị trường.
Khó khăn khi sản phẩm hoàn toàn mới chưa có giá của sản phẩm tương đương để so sánh.
Định giá ngăn chặn (Pre-emptive pricing)
Mục tiêu là giá ở mức rất thấp để làm nản lòng các đối thủ cạnh tranh.
Thu được lợi nhuận trong dài hạn thông qua sự thống trị trên thị trường.
Định giá trên cơ sở chi phí (Cost - plus pricing)
Phương pháp định giá tiêu chuẩn hầu như phổ biến nhất chỉ dựa hoàn toàn vào chi phí cộng thêm một khoản lãi suất để tạo ra lợi nhuận.
Chiến lược định giá này có thể dựa trên cơ sở toàn bộ chi phí (full costs) hay chỉ là chi phí biên tế (marginal costs).
Định giá tiêu diệt - Extinction pricing
Mục tiêu là loại các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường.
Làm chậm lại sự phát triển kinh tế và do đó trì hoãn sự phát triển của các thị trường tiềm năng đáng kể khác.
QUAN HỆ GIỮA GIÁ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ NỘI ĐỊA
Giá xuất khẩu cao hơn giá nội địa
Nhằm trang trải những chi phí ban đầu của công ty khi tham gia vào xuất khẩu.
Khả năng có thể xảy ra là chi phí bán hàng khi xuất khẩu có thể cao hơn khi bán ở nội địa vì thủ tục phức tạp, khó khăn về ngôn ngữ, khác biệt về tập quán thương mại cũng như sự thay đổi về luật pháp và thị hiếu của khách hàng ở các thị trường xuất khẩu.
Giá khác biệt
Những điều kiện quan trọng nhất là:
(1) sự khác nhau về hệ số co giãn của cầu.
(2) sự phân chia các thị trường hiệu quả.
Nhà xuất khẩu cũng phải chú ý đến những yếu tố khác
Sự cạnh tranh nội địa ở mỗi thị trường.
Tỷ lệ định phí/ biến phí của sản phẩm.
Sự ổn định của nhu cầu ở thị trường nội địa.
Chiến lược marketing tổng thể được sử dụng.
Giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa
Sản phẩm của nhà sản xuất ở thị trường xuất khẩu hầu như ít được biết đến hơn so với thị trường nội địa, do đó để có được sự chấp nhận của thị trường và việc mua hàng ban đầu thì nên báo với giá thấp nhất có thể được.
Để được thị trường chấp nhận, nhà sản xuất nên tự gánh chịu những chi phí phát sinh.
Vấn đề tiềm ẩn phát sinh theo sau chính sách này là nhà xuất khẩu có thể bị xem là bán phá giá.
Giá xuất khẩu bằng giá nội địa
Giúp cố định mức giá xuất khẩu mà những chi phí và kinh nghiệm ở thị trường nội địa đã cho thấy là cần thiết và công bằng.
Chính sách có thể được thay đổi dễ dàng khi nhà xuất khẩu có được kinh nghiệm và những kiến thức toàn diện về thị trường xuất khẩu.
Làm tan biến bất cứ lo ngại nào mà nhà sản xuất có thể gặp phải là luật chống bán phá giá ở nhiều nước.
CÁC BƯỚC THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC GIÁ QUỐC TẾ
Lựa chọn chính sách định giá
Những mục tiêu theo đuổi khi hoạt động tại thị trường nước ngoài:
Tối đa hóa thị phần.
Duy trì thị phần mong muốn.
Đạt được doanh số bán theo kế hoạch, nói về khía cạnh số lượng sản phẩm bán ra.
Loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường bằng giá.
Giảm lỗ bằng cách bán tháo các hàng tồn kho dễ hỏng, đã hư hỏng hay lỗi thời.
Doanh số lớn nhất.
Đạt được lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận cụ thể.
Hạn chế thấp nhất rủi ro/ để tồn tại.
Thâm nhập thị trường nhanh hơn và có hiệu quả hơn.
Xây dựng hình ảnh như mong muốn cho các sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Tối đa hoá số lượng bán.
Tối đa hóa lợi nhuận.
Xác định chiến lược định giá
Xác định chiến lược định giá phù hợp trên cơ sở mục tiêu của chính sách định giá.
Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong một giai đoạn nhất định.
Xem xét các thành phần marketing mix
Cần xem xét chiến lược định giá trong mối quan hệ với các chiến lược khác của marketing-mix.
Chiến lược giá cũng liên quan chặt chẽ với chiến lược phân phối.
Chiến lược định giá không thể tách rời với chiến lược sản phẩm.
Chiến lược xúc tiến cũng ảnh hưởng đến việc định giá.
Định mức giá cụ thể
Đồng tiền báo giá.
Điều kiện thương mại.
Phân tích tổng thể thị trường
Phân tích các yếu tố trên thị trường ảnh hưởng đến chiến lược định giá => xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường.
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ QUỐC TẾ
Những yếu tố bên trong
Những chính sách và chiến lược marketing-mix của công ty
Giá cả là một trong các công cụ thuộc chiến lược marketing-mix.
Định giá xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi triết lý, tổ chức và những chính sách quản trị của công ty trong quá khứ cũng như hiện tại.
Chi phí
Yếu tố cơ bản trong việc định giá.
Giúp xác định một
mức giá sàn (price floor).
Những yếu tố bên ngoài
Nhu cầu trên thị trường
Nhu cầu tự nhiên của thị trường xác định giới hạn trên của giá cả.
Mức giá trần (price ceiling).
Khách hàng cân nhắc giá cả của sản phẩm và dịch vụ dựa trên những lợi ích có được từ sản phẩm hay dịch vụ đó.
Giá trị sản phẩm có thể được đo lường bằng tính hữu dụng và chuyển thành giá trị tiền tệ.
Tình hình cạnh tranh
Giúp xác định giá thực tế trong phạm vi giữa giá sàn và giá trần một cách hợp lý.
Định giá theo giá cả và chất lượng của những đối thủ cạnh tranh.
Những ảnh hưởng chính trị và luật pháp
Các yếu tố chính trị và pháp lý đóng vai trò chủ yếu trong việc hạn chế sự tự do của công ty khi định giá hoàn toàn dựa trên cơ sở những cân nhắc về kinh tế.
Chính phủ một số nước sẽ không cấp giấy phép nhập khẩu nếu họ cảm thấy giá quá cao hoặc giá quá thấp.
Oxenfeldt (1960)
Họ & tên: Võ Thị Thu Thanh - ID: 52797 - Lớp: BA20A2A.