Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945), ly-thuyet-chien-tranh…
BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945)
II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu âu (từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1941)
Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (từ tháng 9-1939 đến tháng 9-1940)
1-9-1939 Đức tấn công Ba Lan.
Tháng 9-1939 đến tháng 4-1940
Đức áp dụng chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh” ⇒ chiếm được Ba Lan trong vòng 1 tháng.
Anh, Pháp dù tuyên chiến với Đức, song không có hành động quân sự nào chi viện cho Ba Lan.
Tháng 4-1940
Đức chuyển hướng từ phía Đông sang phía Tây, tấn công và chiếm hàng loạt các nước: Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan,...
Tháng 6-1940
Đức tấn công Pháp, chính phủ Pháp do Pê-tanh đứng đầu làm tay sai cho Đức.
Tháng 7-1940 - Đức tấn công Anh nhưng thất bại
Phe phát xít bành trướng Đông và Nam Âu (từ tháng 9-1940 đến tháng 6-1941)
Tháng 10-1940
Đức chuyển sang thôn tính các nước Đong và Nam Âu.
⇒ Đến mùa hè năm 1941, phe phát xít đã thống trị phần lớn châu Âu. Đức đã chuẩn bị xong điều kiện tấn công Liên Xô.
III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942)
Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi.
Mặt trận Xô–Đức
22-6-1941: Đức tấn công Liên Xô. Với ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến ⇒ quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
Tháng 12-1941: Nhân dân Liên Xô làm nên chiến thắng Mát-xcơ-va
⇒ Chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức bị phá sản.
Mùa hè năm 1942: Đức tấn công phía Nam Liên Xô, với mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm Xta-lin-grat. Tuy nhiên, Đức không đạt được mục đích này.
Mặt trận Bắc Phi
Tháng 10-1941: Liên quân Mĩ – Anh giành thắng lợi trong trận En A-la-men, giành lại ưu thế trên mặt trận Bắc Phi, thực hiện phản công trên toàn mặt trận.
Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ
7-12-1941: Nhật bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng.
⇒ Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.
Từ 12-1941 đến 5-1942: Nhật Bản mở một loạt cuộc tấn công và chiếm được một vùng rộng lớn ở Đông á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Khối đồng minh chống phát xít hình thành.
a. Nguyên nhân:
Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.
Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mỹ, Anh, Pháp thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.
b. Sự thành lập:
Ngày 1/1/1942, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mỹ, Anh) ra Tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.
c. Ý nghĩa:
Đoàn kết các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ trong một mặt trận thống nhất chống phát xít.