Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHÓM 3 CHE GIẤU CÔNG NỢ VÀ CHI PHÍ TRÊN BCTC - Coggle Diagram
NHÓM 3
CHE GIẤU CÔNG NỢ VÀ CHI PHÍ TRÊN BCTC
1.KHÁI NIỆM
1.1 Khái niệm chi phí
Chi phí là toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao phí vật chất tính thành tiền để thực hiện một công việc nhất định.
1.2 Khái niệm công nợ
Khoản phải trả, phải thu của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ còn lại nợ sang kỳ sau.
Công nợ phải thu
Công nợ phải trả
1.3 Che giấu công nợ và chi phí
• Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt không lập đầy đủ các khoản dự phòng
• Vốn hoá chi phí
• Không ghi nhận nợ phải trả và chi phí
2.Vốn hóa các khoản chi phí không được phép (Gian lận trong vốn hóa chi phí)
2.1 Khái niệm
Vốn hóa là một thuật ngữ để chỉ chi phí tài sản của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể, bao gồm tổng giá trị cổ phiếu, nợ dài hạn và những khoản thu nhập được giữ lại.
2.2. Gian lận trong vốn hóa chi phí
Các chi phí được ghi trên bảng cân đối kế toán thay vì trên bảng báo cáo HĐKD
Làm cho chi phí giảm => lợi nhuận tăng => nguồn vốn và tài sản tăng do chuyển đổi chi phí thành tài sản.
2.3. Các dạng gian lận trong vốn hóa chi phí
Dạng 2: Gian lận trong vốn hóa Chi phí đi vay
Điều kiện để chi phí đi vay được vốn hoá
(Theo VAS 16 và IAS 23)
• Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang;
• Chi phí đi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó;
• Chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
Dạng 1: Gian lận trong vốn hóa chi phí phát triển tài sản cố định vô hình
Điều kiện để vốn hóa chi phí phát triển tài sản cố định vô hình
(Theo IAS 38 và VAS 03)
Chắc chắn mang lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp;
Doanh nghiệp có dự định hoàn thành để sử dụng hoặc bán nó;
Doanh nghiệp có đủ nguồn lực để hoàn thành;
Doanh nghiệp có năng lực để hoàn thành và sử dụng hoặc bán nó;
Doanh nghiệp có đủ tính khả thi về mặt kỹ thuật để hoàn thành;
Chi phí bỏ ra có được đo lường chính xác và đáng tin cậy.
Dự phòng phải trả
3.1 Khái niệm
Là nghĩa vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp nhưng thường chưa xác định được thời gian thanh toán cụ thể
Thường là các khoản chưa phát sinh do chưa nhận được hàng hóa, dịch vụ nhưng được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này.
3.2. Các loại dự phòng phải trả
• Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp.
• Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm.
• Dự phòng bảo hành công trình xây dựng.
• Dự phòng phải trả khác.
3.3. Nguyên nhân gian lận trong việc trích lập dự phòng phải trả
•Dự phòng phải trả được xem như là ghi nhận trước một khoản chi phí chưa thực chi vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Mục đích của việc lập dự phòng phải trả là tránh thổi phồng lợi nhuận bằng cách đảm bảo rằng tất cả các khoản chi phí phát sinh đều được tính đến
• Dự phòng nợ phải trả là một nghĩa vụ nợ phải trả trong tương lai -> giảm sút các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp trong tương lai.
Không ghi nhận nợ phải trả và chi phí
4.1 Khái niệm
Đây là hành vi bỏ qua nợ phải trả hoặc ghi giảm chi phí nhằm mục đích điều chỉnh lợi nhuận, khi đó lợi nhuận sẽ tăng đúng bằng chi phí hay nợ bị che giấu.
4.2 Nguyên nhân
Khách quan: Mục tiêu thu hút vốn đầu tư, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn, chứng minh năng lực tài chính với đối tác, khách hàng.
Chủ quan: Do trình độ năng lực của kế toán tại công ty còn hạn chế và sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ
4.3 Cách thức
4.3.1 Đối với việc không ghi nhận nợ phải trả
Bỏ sót nợ phải trả ngoài BCĐKT để không phải hạch toán các khoản nợ phải trả vào BCĐKT
Phân loại sai nợ phải trả sang vốn chủ sở hữu thông qua trái phiếu chuyển đổi. Mục đích làm giảm khoản mục nợ phải trả trên BCĐKT.
4.3.2 Cách thức đối với khoản mục chi phí
Bỏ sót chi phí: cố tình không hạch toán chi phí phát sinh vào sổ sách kế toán thông qua việc giấu hoặc hủy các chứng từ liên quan.
Ghi nhận chi phí sai thời điểm là chi phí phát sinh trong kỳ này nhưng lại hạch toán chuyển sang kỳ khác